Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp, người lao động. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Trước đây, việc đăng ký tham gia, thu, nộp và quản lý sổ BHXH được thực hiện theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH và Quyết định 1018/QĐ-BHXH. Kể từ ngày 01/12/2015 Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành Quyết định 959/QĐ-BHXH thay thế Quyết định 1111/QĐ-BHXH và thay thế Điều 1 Quyết định 1018/QĐ-BHXH.
Căn cứ vào quy định tại Điều 4, Điều 13 và Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 thì những đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN gồm có:
“- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
– Người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động xác định thời hạn , hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cong việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.”
Điều 21 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH và thẻ BHYT thực hiện như sau:
“- Thành phần hồ sơ:
+ Đối với người lao động bao gồm: tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHYT, BHXH; giấy tờ chứng minh đối với người được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn. (Mẫu số TK1-TS)
+ Đối với đơn vị sử dụng lao động bao gồm: tờ khai cung cấp và thay đổi mẫu thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS); danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS); bảng kê khai hồ sơ căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn.”
Người lao động có từ hai hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
>>>
– Nơi nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH hoặc nộp qua mạng. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định. Có cơ quan bảo hiểm yêu cầu làm thang bảng lương có đóng dấu xác nhận của phòng Lao động thương binh xã hội và có cơ quan không yêu cầu. nếu được yêu cầu thì phải xây dựng thang bảng lương để nộp cho phòng Lao động thương binh xã hội sau đó mang bảng lương cùng với hồ sơ tham gia bảo hiểm đi nộp cho cơ quan bảo hiểm.
Điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm được quy định cụ thể như sau:
“- Doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan BHXH Quận, Huyện với tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN là 32,5%, nộp cho Liên đoàn lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là 2%
– Đơn vị sử dụng lao động đóng 22% gồm tỷ lệ đóng BHXH là 18%, tỷ lệ đóng BHYT là 3%.
– Người lao động đóng 10,5% gồm tỷ lệ đóng BHXH là 8%, tỷ lệ đóng BHYT là 1,5%.”
Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT là tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động, tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.