Vi phạm hành chính xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, việc xử lý những hành vi vi phạm này còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến thời hạn và thời hiệu, cách tính thời hạn và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về quy định này .
Mục lục bài viết
1. Thời hạn, cách tính thời hạn xử lý vi phạm hành chính:
Điều 8,
“1. Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
2. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.”
Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn từ điều 144 đến điều 148. Theo đó:
“Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.”
Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.
2. Thời hiệu, cách tính thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại điều 8,
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“ Điều 74. Thời hiệu thi hành
1. Thời hiệu thi hành
2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.”
Như vậy, thời hiệu để thi hành một quyết định vi phạm hành chính là 1 năm, tuy nhiên, còn phải căn cứ vào hình thức xử phạt, tính chất của hành vi vi phạm và đặc biệt là thời điểm bắt đầu tính thời hiệu thi hành quyết định vi phạm hành chính để xác định quyết định đó còn thời hiệu thi hành hay không.
Nếu xét thấy hành vi của người bị xử phạt là hành vi cố tình trì hoãn theo pháp luật quy định thì trong trường hợp này, quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó vẫn còn thời hiệu xử phạt, và việc nôp phạt vẫn được tiến hành theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“ Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp…”
Ngoài ra, trường hợp chậm nộp tiền phạt còn được quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC.
“ Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.”
“ Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”
Như vậy, cá nhân, tổ chức được uỷ nhiệm thu phạt căn cứ vào quyết định xử phạt và số ngày chậm nộp phạt
Vấn đề thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
Đối với trường hợp sau khi ra quyết định xử phạt, người vi phạm đã được
“Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”
Trong trường hợp này, vẫn áp dung thời hiệu xử phạt như bình thường, tuy nhiên thời điểm để bắt đầu tính thời hiệu là từ thời điểm người đó chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt mà cụ thể ở đây là hành vi cố tình không đến nhận quyết định của người vi phạm.
3. Xác định thời gian để tính thời hạn, thời hiệu:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi muốn hỏi một quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, được ký ngày 01/01/2012, sau đó người vi phạm đã ký nhận quyết định xử phạt nhưng chưa chấp hành. Đến nay (tháng 4/2016) người vi phạm mới đến nộp phạt thì có được thu tiền phạt không? Cần hiểu thế nào về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính (theo khoản 1, điều 6, Luật xử lý vi phạm hành chính). Có người cho rằng đây là thời gian (1 năm) từ khi ra quyết định xử phạt; có người cho rằng đây là thời gian tính từ khi phát hiện vi phạm đến khi ra quyết định xử phạt. Nếu sau khi ra quyết định, người vi phạm đã được
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về câu hỏi quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự được ký ngày 01/01/2012, người vi phạm đã ký nhận quyết định xử phạt nhưng chưa chấp hành. Đến nay (tháng 4/2016) người vi phạm mới đến nộp phạt thì có được thu tiền phạt không thì xin được trả lời bạn như sau:
Cụ thể trong trường hợp này, tính từ lúc có hành vi vi phạm và lập biên bản đến nay đã là hơn 4 năm, tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp tại khoản 2 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 do người bị xử phạt cố tình trì hoãn thì thời hiệu 1 năm sẽ được tính kể từ ngày người vi phạm chấm dứt hành vi trì hoãn là từ tháng 4/2016 người vi phạm mới đến để nộp phạt nên tiền phạt vẫn sẽ được thu theo quy định.
Thứ hai, sau khi ra quyết định, người vi phạm đã được thông báo đến nhận quyết định nhưng cố tình không đến thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp như đã phân tích ở trên.
Cả 2 quan điểm bạn nêu ra tại câu hỏi đều không đúng với tính chất của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Bạn cần chú ý, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu để xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 chỉ có 2 trường hợp là hành vi vi phạm đã kết thúc thì tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm và hành vi vi phạm vẫn đang được thực hiện thì tính từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Kể từ thời điểm bắt đầu đó, trong thời gian 1 năm các cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm đó.
Trong trường hợp đã hơn 1 năm kể từ ngày kết thúc hành vi vi phạm mà cơ quan chức năng mới phát hiện ra hành vi vi phạm đó thì cũng không còn thời hiệu để xử phạt. Lưu ý thời hiệu xử phạt của các hành vi vi phạm hành chính là khác nhau như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.