Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là quỹ được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm. Quy định về trích lập, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm?
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, con người có đời sống cao hơn, cuộc sống đầy đủ hơn thì tất yếu kéo theo đó là nhu cầu cần được đảm bảo tốt nhất về sức khỏe, con người muốn tránh, cũng như có thể bớt được gánh nặng phần nào khi được bảo hiểm bảo vệ về sức khỏe cũng như có một khoản tiền dưỡng già về sau này. Hiểu được nhu cầu của đa số khá nhiều người hiện nay thì các công ty bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ ra đời để kinh doanh phục vụ mục đích của người được bảo hiểm.
Cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp bảo hiểm và chi nhánh bảo hiểm tại nước ngoài thì đã ra đời Hiệp hội quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Vậy việc sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được hiểu như thế nào, nguyên tắc về việc lập quỹ, trích quỹ, cũng như sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm quy định như thế nào? Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày vấn đề về quy định về việc trích lập, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm như sau:
1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là gì?
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là một quỹ được lập ra nhằm bảo vệ về quyền lợi đối với những người mua bảo hiểm trong những trường hợp mà doanh nghiệp mà người mua bảo hiểm của bên phía doanh nghiệp công ty bảo hiểm bị mất khả năng thanh toán hay doanh nghiệp bảo hiểm bị yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong đó, người được bảo hiểm được hiểu theo quy định cụ thể tại Luật kinh doanh bảo hiểm đó là: những tổ chức, cá nhân mà có tài sản, có tính mạng, có trách nhiệm dân sự mà được bảo hiểm theo đúng quy định của hợp đồng bảo hiểm. Ở đây theo Luật kinh doanh bảo hiểm có thể đồng thời được là người thụ hưởng của bảo hiểm hoặc người mua bảo hiểm là một người và người thụ hưởng là người khác.
2. Nguyên tắc quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
Quy định đối với nguyên tắc quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 3, của Thông tư số 101/2013/TT-BBTC được thể hiện như sau:
– Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ được bên phía Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý tập trung theo một trình tự thủ tục thống nhất theo quy định của Hiệp hội và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm này sẽ được hạch toán, theo dõi riêng biệt cũng như sẽ được quản lý thống nhất, theo dõi riêng đối với từng loại bảo hiểm nhân thọ và riêng đối với loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
– Đối với số quỹ bảo vệ người được bảo hiểm này sẽ được người được bảo hiểm quản lý một cách chặt chẽ, có tổ chức, quỹ bảo vệ sẽ đảm bảo được sử dụng một cách đúng mục đích sử dụng, bám theo chuẩn quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, cũng như các văn bản khác có liên quan đến vấn đề phát sinh của quỹ bảo vệ người được bảo hiểm này.
– Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm luôn đảm bảo có đầy đủ tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm này được sử dụng con dấu riêng của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật bảo hiểm.
3. Nguồn hình thành Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
Về nguồn hình thành đối với loại quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ bao gồm các nguồn được trích hộp mỗi năm theo quy định về tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng toàn bộ đối với tất cả các hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định về trích tỷ lệ phần trăm. Đối tượng thực hiện việc trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm và Chi nhánh doanh nghiệp đối với loại bảo hiểm phi nhân thọ của nước ngoài. Về mức trích nộp được quy định cụ thể dựa trên Điều 4, Thông tư số 101/2013/TT-BTC như sau:
– Đối với số tiền trích nộp vào Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có hạn mức tối đa không được vượt quá 0,3% so với tổng doanh thu đối với phí giữ lại thuộc các hợp đồng bảo hiểm gốc của tại năm tài chính trước quy định có liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, hay của chi nhánh nước ngoài. Mức trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm cụ thể được thống kê và công bố vào hàng năm trước ngày 30 tháng 04 hàng năm của năm tài chính được ban hành do Bộ Tài chính quy định.
– Việc trích hộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện hàng năm theo quy định trên cho đến khi quy mỗ tổng số tiền quỹ tại lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt tổng tài sản là 5% tổng số tài sản của doanh nghiệp đó, cũng như chi nhánh nước ngoài và quy mô đối với quỹ trong những lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ được đạt chỉ tiêu là 3% so với tổng số tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đối với năm tài chính trước liền kề với nó. Quy định về những khoản lợi nhuận đến từ những hoạt động về phía đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm cũng như đối với số năm dư trước đó của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đó được chuyển sang năm sau theo đúng quy định của pháp luật Kinh doanh bảo hiểm.
4. Sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
Quỹ bảo vệ cho người được bảo hiểm sẽ được sử dụng vào mục đích để trả tiền bảo hiểm, cũng như những phần giá trị hoàn lại; trả các khoản tiền bồi thường về bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật bảo hiểm; hoàn lại các mức phí bảo hiểm theo đúng thỏa thuận được quy định tại hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp phía bên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà bị mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp kinh doanh về bảo hiểm bị phá sản thì sẽ được áp dụng về quy định theo đúng chuẩn hạn mức chi trả như sau:
– Đối với hợp đồng bảo hiểm bán ra được ký kết với người được bảo hiểm mà là bảo hiểm nhân thọ, thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ thực hiện việc tiến hành thanh toán đối với mức chi trả tối đa là 90% theo quy định hạn mức so với mức trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm nhưng không được vượt quá so với mức quy định là 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
– Đối với hợp đồng bảo hiểm được bán ra mà người mua gói bảo hiểm này có cả phần về bảo vệ sức khỏe của người được bảo hiểm: Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ thực hiện việc tiến hành chi trả tối đa là 90% giá trị của hợp đồng so với hạn mức trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, hay đối với chi nhánh nước ngoài nhưng luôn phải thực hiện việc đảm bảo theo quy định đó là không quá so với mức là 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. Trong trường hợp mà đối với những hợp đồng bảo hiểm sức khỏe mà loại hợp đồng bảo hiểm sức khỏe này lại có nhiều người được hợp đồng bảo hiểm đã mua này bảo vệ thì có được hạn mức chi trả tối đa này sẽ được áp dụng đối với từng người trong gói bảo hiểm được bảo hiểm thanh toán theo hạn mức. Có tính đến yếu tố loại trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thỏa thuận khác mà đã được quy định tại hợp đồng bảo hiểm.
– Đối với loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ của người mua bảo hiểm: Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, thì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm này sẽ chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành; Đối với hợp đồng bảo hiểm mà thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm sẽ tiến hành mức chi trả tối đa là 80% trong hạn mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng phải đảm bảo không được vượt quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
Thủ tục đề nghị sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 34
– Xác định bắt đầu kể từ ngày Bộ Tài chính quyết định chấm dứt áp dụng đối với các biện pháp khôi phục về khả năng thanh toán đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài mất khả năng thanh toán;
– Kể từ ngày có kết quả thanh lý tài sản theo quy định, các khoản nợ đối với những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị công bố thủ tục phá sản.
Trong thời hạn theo quy định đó là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm kèm hồ sơ theo quy định, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quyết định sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm và báo cáo lên phía trên Bộ Tài chính về kết quả thực hiện.
5. Thời hạn trích nộp quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
– Theo quy định của Hiệp hội quỹ bảo vệ người được bảo hiểm thì trước ngày 30/6 hàng năm, phía bên doanh nghiệp bảo hiểm hay phía bên chi nhánh kinh doanh bảo hiểm nước ngoài sẽ nộp 50% số tiền phải nộp quỹ đối với năm tài chính trước liền kề đối với nó.
– Sau đó thì đối với số tiền còn lại là 50% còn lại thì vào trước ngày 31/12 hàng năm, phía bên doanh nghiệp bảo hiểm, hay đó là chi nhánh nước ngoài sẽ phải tất toán nốt số tiền còn lại của năm tài chính liền kề trước.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Ban biên tập công ty Luật Dương GIa về vấn đề xoay quanh câu hỏi quy định của pháp luật về trích lập, sử dụng quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Nếu có bất kì thắc mắc nào về vấn đề nêu trên bạn đọc có thể liên hệ lại cho chúng tôi theo số tổng đài hoặc liên hệ trực tiếp tại văn phòng.
Xin chân thành cảm ơn!