Tiền lương làm căn cứ hưởng thai sản? Căn cứ tính tiền chế độ thai sản? Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản? Nộp hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản ở đâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào ! Vui lòng cho tôi hỏi khi vợ sinh con chỉ có chồng tham gia BHXH thì chồng được hưởng 2 tháng lương cơ sở, vậy 2 tháng lương cơ sở được hiểu như thế nào? vợ tôi sinh vào tháng 2 năm 2016 theo tôi được biết thì : Từ ngày 01/05/2016, mức lương cơ sở sẽ là 1.210.000 đồng/tháng. theo đó, đối tượng được tăng lương là: cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, ở cấp xã và lực lượng vũ trang. Tôi làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài tại KCX Linh trung 2 , như vậy lương cơ sở là lương tôi đóng BHXH hàng tháng hay là áp dụng mức lượng 1.150.000??
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
“Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2013/ NĐ-CP quy định từ ngày 1-7-2013, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 66/2013/ NĐ-CP chúng ta có thể hiểu mức lương cơ sở dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định. Đồng thời, mức lương cơ sở cũng được dùng làm căn cứ tính mức hoạt động phí theo quy định, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Do hiện nay quy định về mức lương “tối thiểu chung” dùng để tính các mức lương khác và các khoản phụ cấp lương không còn quy định trong “Bộ luật lao động 2019” nên từ nay, khái niệm lương tối thiểu sẽ thay bằng “mức lương cơ sở” (là mức lương thấp nhất) để làm căn cứ tính tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, cấp hàm và các loại phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Như vậy thì mức lương cơ sở chỉ được áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 99/2015/QH13 thì từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở (lương tối thiểu chung) sẽ tăng từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000. Theo đó:
Lương tối thiểu chung là 1.210.000 đồng
Trường hợp của anh là trợ cấp 1 lần bằng 2 tháng lương cơ sở: (2 x 1.210.000 = 2.420.000 đồng).
Đối với trường hợp của anh, do anh làm việc trong doanh nghiệp nước ngoài và chỉ có anh đóng bảo hiểm xã hội nên khi vợ anh sinh con thì anh sẽ được hưởng hai tháng lương tối thiểu chung. Theo đó số tiền mà anh được hưởng là 2 x 1.210.000 = 2.420.000 đồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
- 2 2. Chế độ thai sản khi sinh con theo quy định của BLLĐ
- 3 3. Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam
- 4 4. Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
- 5 5. Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
- 6 6. Thời hạn nghỉ để hưởng chế độ thai sản
1. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con
Điều 15.Thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh, cụ thể là:
a) 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
b) 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;
c) 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.
d) Trường hợp sinh một lần từ 2 con trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại điểm a, b, c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con lao động nữ được nghỉ thêm 30 ngày.
2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con chết thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ như sau:
a) Con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con;
b) Con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.
Thời gian nghỉ việc quy định tại khoản này không vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 Điều này và không tính vào thời gian nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con, thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi.
2. Chế độ thai sản khi sinh con theo quy định của BLLĐ
Căn cứ Điều 157 Bộ luật lao động quy định về việc nghỉ thai sản:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗicon, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Theo quy định của Bộ luật lao động thì có thể chia ra các trường hợp hưởng chế độ thai sản khác nhau, cụ thể:
Thứ nhất, thời gian nghỉ sinh con từ ngày 01/5/2013.
– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 60 ngày tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con; con từ 60 ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết, nhưng không được vượt quá thời gian nghỉ sinh con quy định tại Điểm 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi; cả cha và mẹ hoặc chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha nghỉ việc chăm sóc con được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
– Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản là 06 tháng (không tính thêm thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thai chết lưu); nếu tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được hưởng theo quy định tại Điều 30 Luật BHXH như đối với người có một thai chết lưu.
– Trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.
Thứ hai, thời gian nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013.
Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013, mà đến ngày 01/5/2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện như nêu tại Khoản 1, Điều 157 Bộ luật Lao động.
Thứ ba, thời gian tính hưởng chế độ thai sản
– Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 02 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 02 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.
– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
3. Chế độ thai sản theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam
Chế độ thai sản theo quy định hiện hành tại Việt Nam
I. Điều kiện hưởng:
Theo quy định tại Điều 28 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì:
”1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
II. Thời gian hưởng:
– Chế độ khám thai:Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
– Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Tính theo ngày làm việc kể cả ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
– Khi sinh con: Được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ mỗi con, người lao động được nghỉ thêm 01 tháng.
+ Nếu hết thời gian nghỉ trên, mà có nhu cầu nghỉ thêm thì người lao động có thể nghỉ không lương theo sự thỏa thuận với người lao động.
+ Nếu có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên, đã báo trước và được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì người lao động có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con. Ngoài tiền lương, tiền công, lao động nữ đi làm vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn được nghỉ.
– Khi nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi thì người lao động được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.
– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.
+ Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm ngày.
+ Tính cả ngày nghỉ Lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
III. Mức hưởng:
– Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
+ Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
+ Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
– Mức hưởng khi sinh con: Người lao động được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
– Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:
+ Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.
+ Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
4. Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật Việt Nam
I. Hồ sơ:
1. Khám thai:
+ Sổ khám thai ( bản chính hoặc bản sao) hoặc giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao).
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội.
2. Sinh con:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh của con (bản sao).
+ Nếu sau khi sinh con mà con chết thì có thêm giấy báo tử (bản sao) hoặc giấy chứng tử (bản sao). Nếu con chết sau khi sinh mà không được cấp các loại giấy này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy tờ ra viện của mẹ (bản chính hoặc bản sao).
3. Sảy thai, nạo hút thai hoặc các biện pháp tránh thai:
+ Giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội.
4. Nhận nuôi con nuôi:
– Sổ BHXH.
– Quyết định công nhận việc nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền.
– Nếu cả cha lẫn mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu mẹ còn sống) hoặc sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ đã chết).
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh.
+ Giấy chứng tử của người mẹ.
+ Đơn của người cha hoặc ngươi trực tiếp nhận nuôi dưỡng.
– Trường hợp người lao động ghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi:
+ Sổ BHXH của mẹ hoặc người nhận nuôi con nuôi.
+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh của con (bản sao) hoặc quyết định công nhận việc nhận nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền.
+ Đơn của người mẹ hoặc người nhận nuôi con nuôi.
II. Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH nơi nộp bảo hiểm xã hội.
III. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
5. Nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, em có một vấn đề cần được hỗ trợ như sau, em có tham gia bảo hiểm xã hội gần 10 năm nay, em đang có bầu và dự sinh là tháng 8/2016. Tuy nhiên vì nhiều lý do muốn giữ gìn sức khỏe nên em xin nghỉ việc luôn để chăm sóc cho bản thân tốt hơn, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 em được biết là em vẫn được hưởng chế độ thai sản vì tính ra em đóng đủ bảo hiểm 6 tháng trong vòng 12 tháng. Tuy nhiên, nếu em nghỉ không đúng gian gian quy định là trước 2 tháng mà nghỉ việc luôn thì sau này khi làm hồ sơ em nộp tại đâu? Vì công ty em xin nghỉ việc không còn là nhân viên thì người ta sẽ không làm hộ em được. Xin luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
…
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Thứ nhất khẳng định bên bạn vẫn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên bạn đang vướng mắc, nếu thời gian bạn không làm tại công ty như vậy nhưng vẫn đủ điều kiện thì có làm hồ sơ sẽ gửi cho ai thực hiện. Áp dụng theo quy định của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015.
“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Như vậy, bạn làm hồ sơ đầy đủ và nộp trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi bạn cư trú.
6. Thời hạn nghỉ để hưởng chế độ thai sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi làm việc tại công ty A và đóng bảo hiểm được 7 tháng từ tháng 6/2015 đến hết tháng 12/2015. Tôi sinh con vào tháng 1/2016, sau khi sinh xong tôi có nộp giấy khai sinh vào công ty để làm chế độ thai sản nhưng chị kế toán công ty báo là do trục trặc giấy tờ giữa công ty với cơ quan bảo hiểm nên cơ quan bảo hiểm không giải quyết chế độ thai sản cho tôi. Hôm trước tôi có gọi cho công ty mình và được tư vấn về đủ điều kiện hưởng thai sản. Tôi muốn tự đi làm bảo hiểm cho mình thì cần chấm dứt hợp đồng với công ty và chốt sổ bảo hiểm. Nhưng về phía công ty bắt tôi viết một bản tường trình là không kiện cáo về quyền lợi bảo hiểm thì cơ quan mới chốt sổ cho. Tôi muốn hỏi luật sư tôi mang thỏa thuận trên cùng hồ sơ làm bảo hiểm thai sản thì có được chấp thuận không? Công ty nói với tôi trong thời gian nghỉ thai sản không được chấm dứt hợp đồng. Cho tôi hỏi, sau khi nghỉ thai sản 6 tháng tôi xin chấm dứt hợp đồng và đi làm thai sản thì có hết thời hạn hay không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ hưởng chế độ thai sản khi sinh con, mang thai khi đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm từ 6 tháng trở lên trước khi sinh con.
Trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có quyền hưởng chế độ thai sản.
Thỏa thuẫn giữa bạn và công ty bạn về việc hạn chế quyền của bạn để bảo vệ lợi ích của mình là hoàn toàn không đúng pháp luật. Việc bạn mang thỏa thuận đó đến gặp cơ quan bảo hiểm nó không làm ảnh hưởng đến sự kiện bảo hiểm mà bạn được hưởng. Vì thế, trong trường hợp của bạn, bạn không nên cho thỏa thuận đó vào hồ sơ xin được hưởng chế độ thai sản. Hồ sơ của bạn hợp lệ sẽ được chấp thuận.
Căn cứ vào Điều 37, Điều 38 “Bộ luật lao động 2019” thì khi lao động nữ mang thai, sinh con thì chỉ có người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Còn người lao động thì vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sư dụng lao động.
Luật sư
Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Nếu sau 6 tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản, thì bạn đã hết thời hạn được nghỉ chế độ thai sản (trừ trường hợp đặc biệt khác). Sau 6 tháng, bạn chấm dứt hợp đồng với công ty, nếu sau đó bạn đi làm thai sản thì chỉ có thời hạn được hưởng chế độ thai sản đã hết, mức tiền hưởng chế độ thai sản nếu chưa được nhận thì bạn sẽ được trả bởi cơ quan bảo hiểm.