Thời gian làm việc và tiền lương của lao động nữ nuôi con nhỏ. Quy định về chế độ làm việc của lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Thời gian làm việc và tiền lương của lao động nữ nuôi con nhỏ. Quy định của pháp luật về chế độ làm việc của lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải thích giúp: Theo pháp luật thì lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc mà vẫn được tính đủ lương. Nhưng vì lý do công việc hoặc yếu tố khách quan khác xảy ra một số trường hợp sau: 1. Người không nghỉ sớm 1 giờ mà vẫn làm việc bình thường thì thời gian đó được hưởng lương như thế nào. 2. Người lao động không nghỉ sớm 1 giờ mà thay vào đó là công ty sẽ cho chỉ 1 ngày trong tuần có được không (chia trung bình thì lao động được nghỉ nhiều hơn 1h/ngày) 3. Vì lý do nào đó (công ty không yêu cầu) mà lao động vẫn ở lại làm đến hết giờ làm mới về thì công ty có phải trả lương theo trường hợp công ty yêu cầu lao động làm thêm không?Mong Luật sư giải đáp giúp!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Tại Điều 155 của “Bộ luật lao động 2019” có quy định về việc bảo vệ
“ 1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ
luật lao động .5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo
hợp đồng lao động .”
Theo khoản 5 của quy định trên thì trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút nhưng phải trong thời gian làm việc, và thời gian nghỉ này lao động nữ vẫn được hưởng đủ lương theo hợp đồng lao động.
Quy định này cũng được hướng dẫn tại Nghị định số 85/2015/NĐ-CP, theo đó, Điều 7 Nghị định này có quy định:
“Điều 7. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.
2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
3. Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ như sau:
a) Mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi;
b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
4. Người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
5. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.”
>>> Luật sư tư vấn pháp
Như vậy, luật quy định 60 phút nghỉ trong thời gian làm việc mỗi ngày mà vẫn hưởng đủ lương theo hợp đồng đối với lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi để tạo điều kiện cho lao động nữ cho con bú, vắt, trữ sữa và nghỉ ngơi. Theo đó, tình huống của bạn sẽ được giải quyết như sau:
– Trường hợp lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không nghỉ sớm 1 giờ mà vẫn làm việc bình thường: Theo quy định tại khoản 5 Điều 155 “Bộ luật lao động 2019”, lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút một ngày, nghĩa là nghỉ 1 tiếng mỗi ngày là quyền của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên lao động nữ có thể thực hiện quyền này hoặc không thực hiện. Bên cạnh đó khoản 1 Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” cũng quy định rõ người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ. Do đó người sử dụng lao động cần thông báo cho người lao động biết rõ quyền của họ, trường hợp đã thông báo mà lao động nữ nuôi con nhỏ vẫn làm đủ số giờ như bình thường (không nghỉ 1 giờ), người sử dụng lao động cũng chỉ trả lương như bình thường mà không phải trả lương làm thêm giờ.
– Trường hợp lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thỏa thuận với người sử dụng lao động cộng dồn thời gian để nghỉ trong một ngày: Thỏa thuận này là trái quy định pháp luật vì theo nguyên tắc việc cho lao động nữ nghỉ 1 giờ trong thời gian làm việc sẽ đảm bảo sức khỏe cho lao động nữ và quy định này mang tính bắt buộc không phụ thuộc vào ý chí của người lao động.