Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản? Điều kiện hưởng án treo đối với tội trộm cắp tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Em có câu hỏi muốn hỏi luật sư. Biết gia đình Mạnh thường không có ai ở nhà vào buổi sáng. Khoảng 9h ngày 26 tháng 7 năm 2010, Đức phá khóa vào nhà anh Mạnh để lấy tài sản. Đức đang dắt chiếc xe máy của anh Mạnh ra sân ( trị giá 30trệu đồng) thì đúng lúc đó anh Mạnh về nhà phát hiện, hô hoán. Đức bị mọi người bắt giữ. Hành vi của Đức có thể bị xử lí theo khoản 1 điều 138 Bộ luật hình sự.
1. Gỉa sử Đức mới 15 tuổi thì đức có phải chịu TNHS ko? Tại sao?
2.Nếu Đức đã đủ 17 tuổi thì đức có thể đc hưởng án treo ko? Tại sao?
3.Giả xử khi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Đức đã 25 tuổi, Đức đang phải chấp hành bản án 3 năm tù cho hưởng án treo và mới chấp hành đc 2 năm thử thách thì đức có đc hưởng án treo lần nữa ko?
Rất mong nhận được tư vấn sớm nhất của luật sư ạ Em xin chân thành cảm ơn ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản:
– Chủ thể: Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên, trừ các trường hợp người phạm tội thực hiện khi rơi vào trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự theo Điều 13 “Bộ luật hình sự 2015”.
– Mặt chủ quan:
Lỗi: Chủ thể tội này thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thực rõ hành vi nguy hiểm của mình, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích: là chiếm đoạt được tài sản. Đây là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này.
– Mặt khách quan:
Hành vi: Chiếm đoạt tài sản dưới hình thức lén lút với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác.
Hậu quả: giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Chủ thể phạm tội này phải chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, nếu dưới hai triệu đồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi khi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Trong trường hợp của bạn, Đức thực hiện thủ đoạn lén lút để vào nhà Mạnh và lấy trộm chiếc xe máy 30 triệu đồng. Do bạn không nói rõ Đức có rơi vào trường hợp không đủ điều kiện chủ thể (năng lực chịu trách nhiệm hình sự, độ tuổi) nên coi là Đức có đủ điều kiện về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Vì thế, hành vi của Đức thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội trộm cắp tài sản. Do tài sản có giá trị 30 triệu nên Đức chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”. (do các khoản 2, 3, 4 Điều 138 giá trị tài sản của tội này có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên).
1. Nếu Đức mới 15 tuổi, Đức không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với loại tội này do chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên theo phân tích điều kiện chủ thể ở trên.
2. Nếu Đức đã đủ 17 tuổi thì đức có thể đc hưởng án treo ko?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về điều kiện hưởng án treo như sau:
– Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
Hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP điều kiện hưởng án treo là:
– Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm
– Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.
– Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;
– Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 “Bộ luật hình sự 2015” và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015”; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015”.
– Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.
Do đó, trong trường hợp này, dựa vào mức xử phạt tù do Tòa án quyết định, nhân thân của Đức và các tình tiết giảm nhẹ thì mới có thể xác định Đức được hưởng án treo hay không.
3. Trong trường hợp Đức đang chấp hành bản án 3 năm tù được hưởng án treo và đã thực hiện được 2 năm mà Đức lại phạm một tội mới (cu thể là tội trộm cắp tài sản) thì Đức sẽ không được hưởng án treo nữa Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP về các trường hợp không được hưởng án treo:
– Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 “Bộ luật hình sự 2015” bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
Luật sư
– Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;
– Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;
– Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hỏi về trường hợp bị trộm cắp tài sản
- 2 2. Gửi đơn bãi nại đối với tội trộm cắp tài sản thì giải quyết như thế nào
- 3 3. Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 10 triệu thì bị phạt tù thế nào?
- 4 4. Trộm cắp tài sản hay cướp tài sản
- 5 5. Mức án phạt cho tội trộm cắp tài sản
- 6 6. Căn cứ tiến hành tố cáo người trộm cắp tài sản
- 7 7. Tội trộm cắp tài sản có bị khởi tố khi người bị hại rút đơn kiện không?
1. Hỏi về trường hợp bị trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
A, B, K uống rượu say, đi loạng choạng và ngã ở dọc đường, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn nằm bên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an.
Hành vi của B phạm tội gì?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Định tội là việc xác định hành vi cụ thể đã thực hiện phạm vào tội gì trong số những tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự hay nói cách khác, định tội là xác định tội danh( tên tội) cho hành vi đã thực hiện.
Định tội là cơ sở cần thiết đầu tiên để truy cứu TNHS người phạm tội. Chỉ trên cơ sở đã xác định tội danh quy định ở Bộ luật hình sự thì mới có thể quyết định được biện pháp TNHS (hình phạt).
Thứ hai, Muốn định tội cho hành vi cụ thể, người áp dụng luật hình sự phải căn cứ vào các CTTP đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Việc xác định tội danh chính là quá trình xác định xem hành vi thỏa mãn các dấu của CTTP nào trong Bộ luật hình sự. Nếu các tình tiết của hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của CTTP được quy định trong Bộ luật hình sự thì hành vi được định theo tội danh của CTTP đó.
Như vậy, CTTP là căn cứ pháp lý duy nhất của việc xác định tội. Chỉ có thể căn cứ vào CTTP đã được quy định trong Bộ luật hình sự mới có thể định tội và định tội đúng được.
Hành vi của tội phạm H, Q có đầy đủ các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản. Do vậy, chúng phạm tội trộm cắp tài sản.
Theo luật hình sự Việt Nam “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ…”.
Dấu hiệu của tội trộm cắp là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu đang có chủ.
– Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu công khai như ở các tội xâm phạm sở hữu khác. Dấu hiệu này vừa chỉ đặc điểm khách quan của hành vi chiếm đoạt, vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi đó. Hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút.
Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Ý thức chủ quan của người phạm tội là lén lút nên khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình. Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với chủ tài sản.
Đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của tội “Trộm cắp tài sản” là hành vi “lén lút”, không có việc lén lút thì không phải là trộm cắp. Nếu một hành vi chiếm đoạt tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản (sau này gọi tắt là chủ tài sản) thì không thể coi đó là hành vi trộm cắp, mà hành vi trộm cắp phải được thực hiện một cách lén lút, vụng trộm đối với chủ tài sản.
Trong tội “Trộm cắp tài sản”, hành vi “lén lút” chiếm đoạt tài sản có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong những dấu hiệu đó sẽ không thể hiện được bản chất của sự “lén lút”, bởi nếu làm một việc quang minh thì không bao giờ phải lén lút.
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp là tài sản đang có chủ. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ.
Như vậy, với việc thực hiện 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản, thì chủ sở hữu tài sản là đối tượng chủ yếu mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành vi “lén lút”.
Hành vi chiếm đoạt của H và Q theo đề bài trên nhằm chiếm đoạt tài sản của Chị B, tức là tài sản mà H và Q chiếm đoạt là tài sản đang có chủ. Hành vi lén lút được thể hiện ở chỗ, H và Q thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của chị B mà chị B không biết. Mặc dù hành vi của H và Q có thể chưa đủ tính chất lén lút, đủ để có thể cho người khác biết, nhưng chúng đã lợi dụng tình hình chị B đang say rượu, không thể biết được hành vi chiếm đoạt trên. Do vậy, hành vi của H và Q vẫn là lén lút.
2. Gửi đơn bãi nại đối với tội trộm cắp tài sản thì giải quyết như thế nào
Tóm tắt câu hỏi:
Chị gái tôi bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản có tổ chức. Luật sư cho tôi hỏi mức phạt đối với hành vi của chị tôi là như thế nào. Phía bên người bị hại đang chuẩn bị làm đơn bãi nại. Trong trường hợp đó, chị gái tôi có bị xử phạt về tội trộm cắp tài sản nữa hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, chị gái bạn bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản có tổ chức. Do bạn không nói rõ số tiền, nên chị gái bạn có thể bị khởi tố theo các khoản sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
…
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Thứ hai, bạn có nói gia đình bên kia chuẩn bị gửi đơn bãi nại. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003, nếu người bị hại có đơn bãi nại thì cơ quan pháp luật sẽ không xử lý đối với 11 tội danh:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 – Điều 104 – Bộ luật Hình sự).
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 – Điều 105 – Bộ luật Hình sự).
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Khoản 1 – Điều 106 – Bộ luật Hình sự).
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 – Điều 108 – Bộ luật Hình sự).
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 – Điều 109 – Bộ luật Hình sự).
– Tội hiếp dâm (Khoản 1 – Điều 111 – Bộ luật Hình sự).
– Tội cưỡng dâm (Khoản 1 – Điều 113 – Bộ luật Hình sự).
– Tội làm nhục người khác (Khoản 1 – Điều 121 – Bộ luật Hình sự).
– Tội vu khống (Khoản 1 – Điều 122 – Bộ luật Hình sự).
– Tội xâm phạm quyền tác giả (Khoản 1 – Điều 131 – Bộ luật Hình sự).
– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 1 – Điều 171 – Bộ luật Hình sự).
Do đó, Chị gái của bạn bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản nên dù phía người bị hại có gửi đơn bãi nại thì chị gái bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
3. Trộm cắp tài sản có giá trị dưới 10 triệu thì bị phạt tù thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư anh của em cùng hai người bạn vào nhà người ta trộm cắp tài sản trị giá khoảng dưới 10 triệu đồng đã thu hồi lại đầy đủ thì bị phạt tù khoảng bao nhiêu năm vậy luật sư?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Như vậy, trong trường hợp câu hỏi của bạn, hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mười triệu đồng (trên 2 triệu), đồng thời do 3 người cùng thực hiện có thể cấu thành tội phạm tội trộm cắp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015” nêu trên về tình tiết phạm tội có tổ chức. Mức phạt tù theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015” là từ hai năm đến bảy năm. Tuy nhiên, mức xử phạt tù còn phụ thuộc vào hành vi cụ thể cũng như các tình tiết của vụ án theo kết luận điều tra của cơ quan điều tra, truy tố của Viện kiểm sát và quyết định của Hội đồng xét xử.
4. Trộm cắp tài sản hay cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
A, B có phạm tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự hay k? A, B vào nhà ông C trộm cắp, sau khi đã dắt 2 chiếc xe máy trị giá 50tr đồng ra ngoài sân thì bị anh K – con của ông C phát hiện và hô hoán mọi người bắt giữ. A,B nhanh chóng xô ngã anh K và chạy thoát cùng 2 chiếc xe máy. Mong luật sư có thể tư vấn cho tôi để tôi có thể xác định được tội mà A, B phạm phải, xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
– Trong trường hợp câu hỏi của bạn, A, B có hành vi trộm cắp tài sản của ông C, mặc dù bị anh K – con của ông C phát hiện và hô hoán, tuy nhiên A, B đã chạy thoát cùng với tài sản trộm cắp là hai chiếc xe máy thì A, B đã hoàn thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
– Căn cứ Khoản 6 Mục I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của “Bộ luật hình sự năm 2015” như sau:
“6. Khi áp đụng tình tiết “hành hung để tẩu thoát” (điểm đ khoản 2 Điều 136; điểm a khoản 2 Điều 137; điểm đ khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự) cần chú ý:
6.1. Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.
6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”
Trường hợp A và B cùng thực hiện tội phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị 50 triệu đồng thì có thể cấu thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 với tình tiết phạm tội có tổ chức, hành hung để tẩu thoát, mức phạt tù đối với hành vi này từ hai năm đến bảy năm, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
5. Mức án phạt cho tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào, tôi là phụ huynh của 1 cháu gái sinh năm 1997. Cháu từ trước đến giờ chưa phạm tội nhưng cách đây gần 3 tháng cháu có thực hiện hành vi trộm cắp ví của 1 bạn. Trong ví có số tiền theo khai báo là 11 triệu. Khi được hỏi cháu đã khai nhận và giao nộp số tiền gần 7 tiệu đồng, tiền mua hàng gồm 2.100.000 đồng cũng đã hoàn trả và tôi có giao nộp 2 triệu đồng để tự đền bù thiệt hại và nhận được giấy xin giảm nhẹ cho con gái của tôi. Gia đình tôi chỉ có mình tôi nuôi 2 cháu gái, tôi đang làm giáo viên tiểu học. Tôi rất lo cho con gái của mình phải nhận bản án quá cao mà lại không hiểu rõ luật. Sau 2 tháng tạm giam, hiện giờ cháu đang được tôi bảo lãnh cho tại ngoại. Có một số điều băn khoăn tôi muốn được tư vấn như sau: Hiện giờ tôi có giấy giảm nhẹ tình tiết, bằng và huân chương vì sự ngiệp giáo dục, giấy chứng nhận ông nội cháu là liệt sĩ được Tổ quốc ghi công. Đồng thời cháu cũng là lần đầu phạm tội và khai báo thành khẩn cũng như tự giao nộp khi được hỏi. Cháu được thông báo là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sugn 2009. Vậy luật sư có thể cho tôi biết, con gái tôi sẽ chịu mức án trong khoảng án nào và thời hạn bao lâu xóa án tích không? Tôi cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Theo như bạn trình bày, con bạn có hành vi trộm ví của bạn, trong ví có 20 triệu đồng và đây là phạm tội lần đầu thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009, khung hình phạt có thể là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Đối với các tình tiết của con bạn: Gia đình là người có công với cách mạng, con bạn đã nhanh chóng bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại, gia đình người bị hại có đơn bãi nại thì đây là các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho con bạn, khi xét xử Thẩm phán tại phiên tòa sẽ xem xét đến các tình tiết vụ án, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với con bạn.
Về việc xóa án tích: Căn cứ Điều 64 “Bộ luật hình sự năm 2015” quy định đương nhiên được xóa án tích như sau:
“Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
A) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
B) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
C) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
D) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”
Như vậy, để xóa án tích cho con bạn thì phải căn cứ vào hình phạt tù của con bạn để xác định điều kiện xóa án tích.
6. Căn cứ tiến hành tố cáo người trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có việc muốn hỏi luật sư. Bố vợ tôi đi chợ buôn bị người ta lấy mất tiền trong cốp xe máy nhưng không biết ai lấy. Bố tôi vào nhà người ta uống nước và có để xe ở đầu hồi nhà. Trong cốp xe có 47.000.000 đồng chẵn. Khi ra xe bố tôi đi ra khỏi nhà đó khoảng 1 km để mua chè và phát hiện đã bị mất tiền, bố tôi đã quay lại nhà đó và báo cáo chính quyền địa phương. Tôi muốn hỏi luật sư nếu nghi cho ai mà người ta kiện lại thì sẽ như thế nào vì mình không có chứng cứ? Nhà bố tôi ở Bắc Giang mà lên Thái Nguyên đi chợ.
Luật sư tư vấn:
Pháp luật không cấm bố vợ bạn có suy nghĩ nghi ngờ người nào đó lấy trộm tiền, do đó việc bố vợ bạn có suy nghĩ nghi ngờ ai cũng không cấu thành bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào. Việc nếu có người vì bị nghi ngờ mà khởi kiện bố bạn thì dù Tòa án có thụ lý cũng không đủ căn cứ để yêu cầu bố vợ bạn phải bồi thường cho họ.
Tuy nhiên, nếu bố vợ bạn không có căn cứ về việc người khác có hành vi trộm cắp tài sản hoặc biết rõ người đó không có hành vi trộm cắp thì tùy theo tính chất, mức độ hành vi của bố vợ bạn thì có thể bị xử lý theo các mức độ khác nhau.
– Nếu hành vi của bố vợ bạn có tính chất nghiêm trọng, gây nên hậu quả nghiêm trọng thì trong trường hợp này, có thể bị truy cứu hình sự về Tội vu khống người khác theo Điều 122 “
– Nếu hành vi của bố bạn là xúc phạm hoặc vu khống người khác mà chưa đến mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định
+ Phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu có cử chỉ, lời nói thô bạc, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
+ Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.0000 đồng nếu viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân.
Nếu bố vợ bạn có sự kiện mất tiền và bố vợ bạn đến trình báo với
7. Tội trộm cắp tài sản có bị khởi tố khi người bị hại rút đơn kiện không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Một người của công ty A thấy người đó trộm cắp tài sản của công ty là 50 triệu đồng đã đến cơ quan công an báo cáo sự việc đó. Nhưng sáng ngày hôm sau thì đại diện của công ty đến cơ quan công an viết đơn bãi nại không yêu cầu điều tra. Vậy cho mình hỏi: có xử lý hình vi của người đó không? Cách xử lý là như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Nếu hành vi của người đó được xác định là hành vi trộm cắp, giá trị tài sản trộm cắp là 50 triệu thì theo quy định tại Điều 138 “
Luật sư
Điều 105
“1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.”
Trong các tội phạm chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại không có tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009. Do đó, đại diện của công ty làm giấy bãi nại hay rút yêu cầu khởi tố thì cơ quan công an vẫn khởi tố vụ án hình sự do có dấu hiệu tội phạm. Việc làm đơn bãi nại hay rút yêu cầu khởi tố chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người này.