Thủ tục tố tụng dân sự được Tòa án phúc thẩm áp dụng trong trường hợp đương sự chết. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Luật sư tư vấn:
Trong quá trình xét xử vụ án dân sự có trường hợp đương sự chết trước hoặc trong quá trình xét xử vụ án dân sự. Trường hợp đương sự chết trước quá trình xét xử vụ án dân sự có nghĩa đương sự chết theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 xảy ra tại cấp sơ thẩm nhưng lên cấp phúc thẩm mới phát hiện, còn trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử có nghĩa đương sự chết theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng những quy định khác nhau, đương sự chết trước quá trình xét xử sẽ áp dụng quy định tại Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử sẽ áp dụng quy định tại Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại Tòa phúc thẩm được giải quyết như sau :
Thứ nhất, đương sự chết mà chưa có hoặc không có người thừa kế:
Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
“Điều 289. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án
1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;”
Đối với trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 311. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này.”
Do đó, trường hợp đương sự chết trong quá trình giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm mà sang đến cấp phúc thẩm mới phát hiện thì về thủ tục tòa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
>>> Luật sư
Thứ hai, đương sự chết mà có người thừa kế:
Trường hợp này nếu Tòa án có căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án như ở cấp sơ thẩm thì tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm. Các quy định về căn cứ tạm đình chỉ, hậu quả của việc tạm đình chỉ và tiếp tục giải quyết vụ án sau khi có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm được thực hiện theo các quy định tương ứng về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại Điều 214,215,216 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.