Điều kiện để lập hồ sơ yêu cầu? Trách nhiệm lập hồ sơ yêu cầu trong đấu thầu?
Khi các gói thầu, các dự án đầu tư muốn tìm các bên hợp tác để hoàn thành, tìm chủ đầu tư cho dự án thì phương án mà chủ gói thầu, chủ đầu tư thường sử dụng là đấu thầu. Hiện nay, đấu thầu là một trong những phương pháp đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và bình đẳng trong nền kinh tế thị trường, các nhà thầu có thể cạnh tranh nhau để thắng gói thầu bằng hồ sơ dự thầu của mình. Trong quá trình đấu thầu, hồ sơ yêu cầu chỉ được lập trong một số hình thức đấu thầu. Vậy những quy định về hồ sơ yêu cầu ra sao, trách nhiệm lập hồ sơ yêu cầu như thế nào? Bài viết dưới đây của luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Điều kiện để lập hồ sơ yêu cầu?
Khoản 30 Điều 4
“Hồ sơ yêu cầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.”
Theo đó hồ sơ yêu cầu sử dụng cho:
– Hình thức chỉ định thầu (áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công không quá 500 triệu đồng hoặc gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên không quá 100 triệu đồng)
– Hình thức mua sắm trực tiếp (áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác)
– Hình thức chào hàng cạnh tranh (áp dụng đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt có giá trị không quá 05 tỷ đồng).
BÀI CŨ ĐỂ LẠI
1.1. Điều kiện phát hành hồ sơ yêu cầu của gói thầu
Theo Điều 7 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ yêu cầu của gói thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầu khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Để phát hành hồ sơ yêu cầu thì điều kiện đầu tiên là kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
– Hồ sơ yêu cầu chỉ được phê duyệt khi hồ sơ bao gồm đầy đủ các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu; yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác. Các điều kiện này là thiết yếu, là các thông số và là định hướng cơ bản cho gói thầu về tiến độ và chất lượng gói thầu.
– Chỉ khi
– Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
– Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
– Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
Những yêu cầu về nguồn vốn phải đúng tiến độ, nội dung danh mục hàng hóa phải được phê duyệt, mặt bằng thi công đúng tiến độ cũng là những yêu cầu bắt buộc để hồ sơ yêu cầu của gói thầu được phát hành.
1.2. Điều kiện phát hành hồ sơ yêu cầu của dự án
Theo Điều 7 Luật đấu thầu 2013 thì hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành khi dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất. Trường hợp các dự án không phải là dự án do Bộ và các cơ quan ngang bộ cùng các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành thì sẽ không được phát hành sơ yêu cầu của dự án.
– Hồ sơ yêu cầu của dự án cần phải có kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt trước khi hồ sơ được mở;
– Trước khi hồ sơ yêu cầu được mở thì cần có thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật đấu thầu.
1.3. Điều kiện đối với cá nhân tham gia vào lập hồ sơ yêu cầu
Theo Điều 16 Luật đấu thầu 2013 thì cá nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động đấu thầu, cụ thể là các việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động
Ngoài ra Công văn 2683/BKHĐT-QLĐT năm 2018 quy định đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành cũng quy định điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào công việc nêu trên thuộc các đơn vị sau đây phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, bao gồm:
– Cá nhân thuộc ban quản lý dự án chuyên nghiệp:
+ Là các ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc các ban quản lý dự án thành lập để thực hiện công tác quản lý dự án chuyên nghiệp. Các ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực trực thuộc ban quản lý dự án chuyên nghiệp, do vậy cá nhân muốn tham gia vào công tác lập hồ sơ yêu cầu cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
+ Cá nhân chuyên trách làm công tác quản lý dự án, không mang tính kiêm nhiệm thuộc các ban quản lý dự án được thành lập để làm nhiều dự án cùng lúc hoặc các dự án kế tiếp, gối đầu, hết dự án này đến dự án khác cũng sẽ cần phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
– Cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu; cá nhân thuộc đơn vị mua sắm tập trung chuyên trách (cơ quan, tổ chức thành lập ra đơn vị mua sắm tập trung để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức mình và hoạt động mua sắm mang tính thường xuyên, liên tục).
Các cá nhân này cũng có thẩm quyền tham gia vào quá trình lập hồ sơ yêu cầu trong đấu thầu, do đó các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ là không thể thiếu nhằm đảm bảo cho hồ sơ được hoàn thiện và đúng các tiêu chí của pháp luật đề ra. Do đó các cá nhân này phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu mới được tham gia lập hồ sơ yêu cầu.
2. Trách nhiệm lập hồ sơ yêu cầu trong đấu thầu?
Đối với hồ sơ yêu cầu trong đấu thầu, pháp luật không có quy định cụ thể nào về bộ phận nghĩa vụ lập hồ sơ. Tuy nhiên, tại Điều 76 Luật đấu thầu 2013 có quy định về trách nhiệm của tổ chuyên gia như sau:
– Tổ chuyên gia có trách nhiệm đánh giá hồ sơ yêu cầu do đó để đảm bảo hồ sơ được đánh giá công bằng và khách quan thì tổ chuyên gia cần trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Hồ sơ yêu cầu phải đạt chuẩn nhằm đảm bảo công trình chất lượng, vì thế tổ chuyên môn cần đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.
– Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.
Theo đó tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân thuộc trường hợp pháp luật quy định khác. Tổ chuyên gia bao gồm nhiều thành phần các chuyên gia được lựa chọn theo các tiêu chí khác nhau tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu. Dựa vào từng gói thầu mà thành phần tổ chuyên gia có thể bao gồm các chuyên gia về các lĩnh vực sau: kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.
Theo phân tích ở trên có thể thấy, việc lập hồ sơ yêu cầu không phải là trách nhiệm của tổ chuyên gia vì vậy phòng chuyên môn của doanh nghiệp có thể thực hiện việc này và tổ chuyên gia là cơ quan đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm đảm bảo khách quan, công khai, trung thực trong hoạt động đấu thầu.