Đảng viên bị xử lý kỷ luật có được đề cử vào danh sách ứng cử. Việc đề cử Đảng viên bị xử lý kỷ luật có cần tổ chức Đăng thông qua không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư địa phương tôi có hai cán bộ bị kỷ luật đảng (vi phạm nguyên tắc đảng) còn trong thời hiệu tính đến ngày bầu cử quốc hội và HĐND các cấp có được đề cử vào danh sách ứng cử viên HĐND xã không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015;
– Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015,
2. Luật sư tư vấn:
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định:
“Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.”
Người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biếu hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015:
“- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
– Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”
Từ các quy định trên, ngoài việc đáp ứng điều kiện về tuổi ứng cử, người ứng cử vào Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp bạn cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng Nhân dân như trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ văn hóa, chuyên môn, liên hệ chặt chẽ với nhân dân…
Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:
“- Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của
Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Người đang bị khởi tố bị can.
– Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của
Tòa án .– Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
– Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
Nếu hai người này không thuộc các trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì vẫn được đề cử trong danh sách ứng cử đại biểu HĐND xã. Tuy nhiên do bạn là Đảng viên nên ngoài việc tuân thủ các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, bạn còn phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 điều 7 Hướng dẫn 03 – HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm:
“2. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép thì không được:
a) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử người khác vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (mà những chức danh này theo quy định phải do tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu).
b) Tập hợp lực lượng, tổ chức phe nhóm, dòng họ, cục bộ địa phương để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội.”
Như vậy, phải xem xét vị trí mà hai Đảng viên ứng cử là vị trí nào, nếu là các chức danh của tổ chức Nhà nước, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội thì phải được Tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép thì họ mới được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Nếu không phải là chức danh lãnh đạo thì hai người này vẫn được đề cử vào danh sách ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân không cần thông qua tổ chức Đảng.