Điều kiện tham gia thi tuyển công chức. Kỷ thi tuyển công chức có diễn ra công khai, minh bạch không?
Điều kiện tham gia thi tuyển công chức. Kỷ thi tuyển công chức có diễn ra công khai, minh bạch không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi vừa tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành kỹ thuật viễn thông thì nên thi công chức vào những vị trí như thế nào ở các cấp? Thủ tục thi và những điều kiện thi ở các cơ quan nhà nước có công khai và minh bạch không? Xin cảm ơn quý công ty?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
* Bạn tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông, bạn có thể làm việc tại các vị trí:
– Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, điều hành kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở, Ban và Ngành liên quan đến lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; Các đài Phát thanh và các đài Truyền hình trung ương và địa phương;
– Chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng và tối ưu mạng tại các công ty viễn thông như VNPT, Viettel…
– Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại các công ty điện tử, công ty viễn thông,
* Thủ tục thi và những điều kiện thi ở các cơ quan nhà nước.
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
"- Căn cứ tuyển dụng công chức bao gồm:
+ Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
+ Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
+ Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP.
– Hàng năm sẽ có đợt thi tuyển viên chức, có 4 môn thi theo quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:
+ Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành ch qua tổng đài: 1900.6568
Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.
+ Môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thề bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc thiểu số.
+ Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
* Điều 11 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức:
"- Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ các bài thi của các môn thi;
+ Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
+ Có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
– Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
+ Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau."
Như vậy, kỳ thi tuyển công chức được tổ chức công khai, minh bạch tại địa phương.