Mang thai sau thời gian thử việc mà chưa được ký hợp đồng lao động được hưởng những quyền lợi gì? Chế độ thai sản trong trường hợp này.
Mang thai sau thời gian thử việc mà chưa được ký
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm cho 1 công ty với thời hạn thử việc theo thỏa thuận là 2 tháng từ ngày 23/7/2015 đến 23/9/2015. Nhưng đến nay đã hơn 1 tháng, dù có đề cập đến vấn đề tăng lương và ký hợp đồng chính thức nhưng anh, chị giám đốc vẫn lờ đi và thoái thác trả lời. Đến nay 21/10/2015 tôi nhận được thông báo đề nghị hoàn thành công việc mà không thuộc trách nhiệm của mình đồng thời lấy kết quả đó để đánh giá việc ký
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
II. Luật sư tư vấn:
1. Về các vấn đề liên quan đến việc thử việc của bạn:
Thứ nhất là về thời gian thử việc:
Điều 27, Bộ luật lao động luật đã quy định cụ thể về thời gian thử việc:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Theo quy định trên thấy rằng pháp luật đã quy định cụ thể thời gian thử việc tối đa đối với từng nhóm tính chất công việc. Do đó chị có thể xem xét lại để xem xem liệu rằng thời gian thử việc của chị với công ty đã đúng theo tính chất công việc hay chưa, có quá thời gian thử việc mà pháp luật quy định hay không. Nếu quá thì công ty bạn đã vị phạm pháp luật về lao động.
Thứ hai, về việc giao kết hợp đồng
"Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận"
Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định:
"Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của
Bộ , người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.luật Lao động 2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của
Bộ , người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động."luật Lao động
Như vậy thấy rằng pháp luật đã ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động đã đạt yêu cầu thử việc mà hai bên đã thỏa thuận. Để thực hiện trách nhiệm này, người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá đối với người lao động thử việc và thông báo kết quả thử việc đó cho người lao động biết.
Theo như bạn đã trình bày thì ở đây công ty đã không thực hiện việc thông báo kết quả về việc làm thử của bạn sau khi thời gian thử việc kết thúc và đề nghị bạn hoàn thành công việc mà không thuộc trách nhiệm của mình đồng thời lấy kết quả đó để đánh giá việc ký hợp đồng lao động khi đã qua thời gian thử việc .
Do đó có thể thấy là công ty bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Hành vi của công ty có thể sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
b) Thử việc quá thời gian quy định;
c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này."
Như vậy, đối với hành vi vi phạm bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết đến ban điều hành của công ty để yêu cầu được giao kết hợp đồng lao động.
Nếu như công ty không giải quyết bạn có thể gửi đơn yêu cầu đến Ủy ban nhân dân huyện, nơi có trụ sở công ty để tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành bạn có thể khiếu kiện đến Tòa án nhân dân nơi công ty có trụ sở.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
2. Về vấn đề hưởng chế độ của bạn và vấn đề thôi việc
Thứ nhất về vấn đề thôi việc:
"Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định."
Theo quy định trên nếu bạn muốn chấm dứt hoặc hoãn hợp đồng lao động thì bạn phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Thứ hai về việc hưởng chế độ hay những ưu đãi cho bạn như sau:
"Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.
5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. "
"Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng
chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản."
Điều 159. Trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai
Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Lao động mùa vụ có phải thử việc không?
– Chế độ thử việc của người lao động
– Hưởng chế độ thai sản theo quy định hiện hành
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí