Xin cấp giấy phép xây dựng cho mảnh đất 100m2? Quy định về cấp phép xây dựng theo quy định của Luật xây dựng 2014.
Xin cấp giấy phép xây dựng cho mảnh đất 100m2? Quy định về cấp phép xây dựng theo quy định của Luật xây dựng 2014.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp trường hợp này: Em có 1 mảnh đất 100m2 và đang muốn đổ nền cao lên, tráng nền xi măng để buôn bán nước, dựng bạt 4 góc cây sắt che nắng mưa và xây 1 toilet, làm 1 số tiểu cảnh trang trí đèn đóm trên nền xi măng và xung quanh. Cho em hỏi có cần phải xin giấy phép xây dựng không ạ? Em xin cám ơn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Luật xây dựng 2014 quy định như sau:
"Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật xây dựng qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, có thể thấy rằng việc công trình xây dựng của bạn có được miễn giấy phép xây dựng hay không không phụ thuộc vào độ phức tạp của công trình mà phụ thuộc vào tính chất của công trình (ví dụ công trình bí mật, công trình khẩn cấp) và nơi công trình được xây dựng (ở nông thôn hay ở đô thị). Do bạn không cung cấp thông tin về nơi bạn sắp xây dựng công trình nên chúng tôi đưa ra hai hướng tư vấn như sau:
– Trường hợp một: Công trình của bạn được miễn giấy phép xây dựng trong trường hợp xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; là nhà ở riêng lẻ ở nông thôn (nhà không xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa); xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình. Nếu đảm bảo điều kiện miễn cấp phép theo nội dung nêu trên, bên bạn sẽ không cần làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng,
– Trường hợp hai: Nếu không thuộc trường hợp một thì công trình của bạn chắc chắn phải xin giấy phép xây dựng.