Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức được sử dụng phổ biến hiện nay, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp thông tin về tổ chức tài chính vi mô là gì? Thành lập tổ chức tài chính vi mô?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức tài chính vi mô là gì?
Tổ chức tài chính vi mô (hay tổ chức tài chính quy mô nhỏ) theo quy định tại Khoản 5 Điều 4
Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng không hoạt động với tên gọi của công ty TNHH mà tên gọi là “Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn”
2. Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô:
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về điều kiện cấp giấy phép thành lập tổ chức tài chính vi mô:
Thứ nhất, Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
Thứ hai, Có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
Thứ ba, Có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư 03/2018/TT-NHNN.
Thứ tư, Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan
Thứ năm, Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầu hoạt động.
3. Thủ tục thành lập tổ chức tài chính vi mô:
Bước 1:Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi cho ngân hàng nhà nước.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH một thành viên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-NHNN.
– Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô đã được Hội đồng thành viên thông qua;
– Quyết định của chủ sở hữu về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng;
– Biên bản họp Ban kiểm soát về việc bầu Trưởng Ban kiểm soát.
* Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập tổ chức tài chính vi mô là công ty TNHH một thành viên được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 03/2018/TT-NHNN.
– Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô đã được Hội đồng thành viên thông qua;
– Biên bản cuộc họp Thành viên góp vốn đầu tiên;
–
– Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng.
Bước 2: Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ để xem xét có đủ điều kiện để cáp giấy phép không.
Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của:
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô;
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thành viên sáng lập có thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô về hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô đối với sự phát triển của địa phương;
– Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi tổ chức tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô (nếu cần thiết);
– Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về việc tham gia góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô của ngân hàng nước ngoài.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý kiến.
Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do trong thời hạn 80 (tám mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-NHNN gửi Ngân hàng Nhà nước. Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô.
Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 6 Điều 10 Thông tư 03/2019/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 15 Thông tư 03/2018/TT-NHNN.
Bước 3: Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động.
Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Khai trương hoạt động trong 12 tháng kể từ ngày cấp giấy phép, sẽ bị thu hồi nếu không làm hoạt động này.
Hết thời hạn mười hai tháng theo quy định, nếu tổ chức tài chính quy mô nhỏ không khai trương hoạt động thì Giấy phép sẽ đương nhiên hết hiệu lực. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi lại Giấy phép đã cấp và làm thủ tục hoàn lại vốn gửi tại tài khoản phong tỏa (nếu có) sau khi trừ đi thủ tục phí theo quy định.
4. Thay đổi vốn tự có của tổ chức tài chính vi mô:
Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) có vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống của nước ta , một đất nước vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu. TCTCVM là công cụ hữu hiệu trong chiến lược xóa đó giảm nghèo, xây dựng một quốc gia bền vững. Việc xây dựng và phát triển ngành tài chính vi mô bền vững sẽ tạo kênh dẫn vốn và mang dịch vụ ngân hàng khác như: tiết kiệm, chuyển tiền tới người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vi mô- những đối tượng khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống.
Giới hạn cấp tín dụng:
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cũng đã chính thức công nhận tổ chức tài chính vi mô là một trong các loại hình tổ chức tín dụng dưới sự quản lí, giám sát của Ngân hàng Nhà Nước. Theo đó, TCTCVM là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Như vậy, việc chính thức hóa hoạt động tài chính vi mô sẽ giúp các tổ chức này có vị thế pháp lí rõ ràng, có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn trong và ngoài nước, nâng cao năng lực tài chính và mở rộng phạm vi hoạt động. Đồng thời, việc gia nhập các TCTCVM vào hệ thống tài chính ngân hàng chính thức cũng đòi hỏi bản thân các TCTCVM phải xây dựng chiến lược hoạt động rõ ràng và hết sức nỗ lực để nâng cao năng lực quản lí, điều hành nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra với một tổ chức tín dụng chuyên nghiệp. Theo đó, giới hạn cấp tín dụng được quy định cụ thể tại Điều 128
“- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
– Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
– Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
– Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành.
– Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
– Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
– Tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này không được vượt quá bốn lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”