Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ. Quy định của pháp luật về chế độ cho thân nhân liệt sĩ theo quy định của pháp luật hiên hành.
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ. Quy định của pháp luật về chế độ cho thân nhân liệt sĩ theo quy định của pháp luật hiên hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! Em Tên Nguyễn Thị Tường Duy ,Cha em Tên Nguyễn Văn Hai, Ông Nội em là Nguyễn Văn Vinh là liệt sỹ. Năm 2012 cha em kinh doanh thất bại nhà cửa tại Tiền Giang bị bán hết để trả nợ. Sau đó di chuyển lên Sài Gòn sống tạm bợ trên đất nhà nước từ năm 2012 đến nay. Nhưng Đô Thị Xã Bình Hưng Huyện Bình Chánh thường xuyên xuống tháo dỡ không cho ở ."Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này" Em đọc thấy luật này em muốn hỏi em cần làm những thủ tục gì ? Thật sự gia đình em rất khó khăn nơi thờ Bằng tổ quốc ghi công và nơi thờ Phụng Ông nội cũng không có, nắng mưa dột nát nhà cửa ông em là liệt sỹ mà phải không nơi thờ phụng như vậy em cảm thấy rất buồn, cha em là người mồ côi từ lúc nhỏ, bà nội đi thêm bước nữa. Hiện tại bà nội em cũng đã mất nên trong gia đình chỉ có cha em là người thờ phụng ông em. Xin Luật Sư vui lòng tư vấn cho em hướng giải quyết Em chân thành cảm ơn.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005;
– Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH;
– Quyết định số 118-TTg ngày 27/02/1996.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 và Khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân sau đây của liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi:
“1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; con liệt sĩ từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ đang sống cô đơn không nơi nương tựa; con liệt sĩ mồ côi từ mười tám tuổi trở xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên;
d) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
đ) Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương;
e) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí;
g) Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Theo Điều 16 Nghị định 31/2013/NĐ-BLĐTBXH quy định chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết như sau:
“Điều 16. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết
3.Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;
b) Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;
c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
d) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.
Theo đó, dựa vào những thông tin bạn cung cấp thì bố bạn chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất, tuy nhiên việc được hưởng các chế độ ưu đãi khác sẽ phụ thuộc vào hoạt động của từng địa phương để đảm bảo chính sách chung của nhà nước.
Căn cứ vào Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì để được hưởng các ưu đãi trên bố bạn cần thực hiện trình tự,thủ tục sau:
Thứ nhất: Bố bạn làm hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Giấy báo tử.
– Bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
– Bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (Mẫu LS4) kèm các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.
– Quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần khi báo tử trong trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân (Mẫu LS5).
Thứ hai: Nộp hồ sơ
– Địa điểm: Tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm:
– Chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng);
– Gửi các giấy tờ theo quy định đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần.
Thứ ba: Lấy kết quả
Sau khi có Quyết định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi kết quả đến phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm gửi kết quả về Ủy ban nhân cấp xã.
– Địa điểm: Tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Khi đến nhận kết quả cá nhân phải mang theo giấy hẹn và chứng minh nhân dân; Trường hợp nhận hộ phải mang thêm Chứng minh nhân dân của cả hai người (người ủy quyền và người được ủy quyền) và
Đối với quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 :
“đ) Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương ”
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 118-TTg ngày 27/02/1996 Quyết định về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở:
“1. Tuỳ theo điều kiện và khả năng của địa phương, việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở có thế áp dụng một trong các hình thức sau đây:
– Tặng nhà tình nghĩa;
– Hỗ trợ kinh phí để xây dựng hoặc sữa chữa nhà ở;
– Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở;
– Các hình thức hỗ trợ khác.
2. Điều kiện và mức hỗ trợ.
a) Người có công với Cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn… thì tuỳ theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh và công lao của từng người được xét tặng "Nhà tình nghĩa", được giao đất làm nhà ở, hoặc được mua nhà trả góp.
b) Người có công với Cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tuỳ theo hoàn cảnh của từng người và khả năng của từng địa phương mà hỗ trợ họ cải tạo, sửa chữa nhà ở.
c) Người có công với Cách mạng nếu mua ở thuộc sở hữu Nhà nước thì:
Được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở.
Được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở; theo các mức cụ thể như sau:
– Người hoạt động Cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động; thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thân nhân của liệt sĩ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ trợ toàn tiền sử dụng đất.
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% được hỗ trợ 90% tiền sử dụng đất.
– Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được hỗ trợ 80% tiền sử dụng đất.
– Thân nhân của liệt sĩ, người có công giúp đỡ Cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh và hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 40% được hỗ trợ 70% tiền sử dụng đất.
– Người hoạt động Cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng I hoặc Huân chương chiến thắng hạng I được hỗ trợ 65% tiền sử dụng đất.
3. Các mức hỗ trợ tiền sử dụng đất nêu tại Khoản c Điểm 2 Điều 2 Quyết định này cũng được áp dụng đối với các trường hợp được hỗ trợ bằng hình thức giao đất làm nhà ở.
4. Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình và mức hỗ trợ tiền sử dụng đất được tính theo diện tích đất thực tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.
5. Trong trường hợp một người thuộc nhiều diện ưu đãi, được xét hỗ trợ để cải thiện nhà ở thì căn cứ vào chế độ ưu đãi cao nhất mà người đó được hưởng để hỗ trợ.
6. Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được ưu đãi về nhà ở, nếu được xét hỗ trợ cải thiện nhà ở thì được cộng chế độ ưu đãi của từng người thành chế độ ưu đãi của cả hộ, nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá mức ưu đãi cao nhất quy định tại Quyết định này.
7. Những quy định trên đây áp dụng đối với những người có công với Cách mạng quy định tại Điểm 1, Điều 1 của Quyết định này. Trong trường hợp người có công với Cách mạng đã mất mà thân nhân chủ yếu của họ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp) thực sự có khó khăn về nhà ở thì địa phương xem xét hỗ trợ họ cải thiện nhà ở theo chính sách hiện hành.
8. Việc xem xét để hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở phải dựa trên kiến nghị của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi người đó cư trú và những kiến nghị đó phải được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác minh lại trước khi trình lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định.”
Đồng thời, người có công với cách mạng cũng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Điều 110 Luật Đất đai 2013:
“Điều 110. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
b) Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo; hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; sử dụng đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; đất ở cho người phải di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
c) Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;
d) Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập;
đ) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không;
e) Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối đối với hợp tác xã nông nghiệp;
g) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
Như vậy, trong trường hợp của bố bạn, để được hưởng các chế độ liên quan đến thân nhân liệt sĩ phải đáp ứng và thực hiện các thủ tục nêu trên để được hưởng chế độ.