Các lợi thế của những nhà cung cấp thường sẽ mang lại lợi ích cho người mua thầu, nhà cung cấp thầu nào mang lại lợi ích lớn nhất cho nhà mua thầu sẽ được nhà thầu lựa chọn. Như vậy mời thầu là một quy trình quan trọng trong đấu thầu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định của pháp luật về mời thầu:
- 2 2. Mẫu hồ sơ mời thời dịch vụ phi tư vấn qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ:
- 3 3. Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ:
- 4 4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp:
1. Quy định của pháp luật về mời thầu:
Căn cứ theo Điều 44 Luật Đấu thầu năm 2023 quy định Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu như sau:
Hồ sơ mời thầu bao gồm:
– Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
– Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại;
– Bảng dữ liệu đấu thầu;
Đối với trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
– Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
– Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
– Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
– Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
Hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ. Trường hợp gói thầu thuộc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 23 và đáp ứng đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật Đấu thầu năm 2023 nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh để lựa chọn nhà thầu thì hồ sơ mời thầu được quy định về xuất xứ, nhãn hiệu của hàng hóa.
Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Đấu Thầu thì các nội dung này sẽ bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.
2. Mẫu hồ sơ mời thời dịch vụ phi tư vấn qua mạng một giai đoạn một túi hồ sơ:
MẪU SỐ 5A Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT:
HỒ SƠ MỜI THẦU
DỊCH VỤ PHI TƯ VẤN QUA MẠNG
MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT
ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
HỒ SƠ MỜI THẦU
Số hiệu gói thầu và số E-TBMT (trên Hệ thống): | ______ |
Tên gói thầu (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | ______ |
Dự án/dự toán mua sắm (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | _________ |
Phát hành ngày (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | _______ |
Ban hành kèm theo Quyết định (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | ______ |
MỤC LỤC
MÔ TẢ TÓM TẮT
Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU
Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu
Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu
Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT
Chương IV. Biểu mẫu mời thầu và dự thầu
Phần 2. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
Chương V. Yêu cầu về kỹ thuật
Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG
Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng
Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng
(Xem nội dung chi tiết tại File đính kèm bài viết này).
3. Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ:
MẪU SỐ 5B, ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:
HỒ SƠ MỜI THẦU
DỊCH VỤ PHI TƯ VẤN QUA MẠNG
MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT
ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
HỒ SƠ MỜI THẦU
Số hiệu gói thầu và số E-TBMT (trên Hệ thống): | _______ |
Tên gói thầu (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | ______ |
Dự án/Dự toán mua sắm (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | ______ |
Phát hành ngày (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | _____ |
Ban hành kèm theo Quyết định (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống): | _____ |
MỤC LỤC
MÔ TẢ TÓM TẮT
Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU
Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu
Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu
Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT
Chương IV. Biểu mẫu mời thầu và dự thầu
Phần 2. YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT
Chương V. Yêu cầu về kỹ thuật
Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG
Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng
Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng
Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng
(Xem nội dung chi tiết tại File đính kèm bài viết này).
4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp:
Căn cứ theo Điều 58 :uật Đấu Thầu năm 2023 quy định Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp như sau:
1. Phương pháp giá thấp nhất:
– Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với gói thầu mà các đề xuất về thương mại, kỹ thuật, tài chính được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
– Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
2. Phương pháp giá đánh giá:
– Giá đánh giá là giá dự thầu sau khi đã được sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có), cộng với các yếu tố để quy đổi trên cùng một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, công trình.
Giá đánh giá dùng để xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc chào hàng cạnh tranh;
– Phương pháp giá đánh giá được áp dụng đối với gói thầu mà các chi phí quy đổi được trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa, công trình, dịch vụ phi tư vấn;
– Một hoặc các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm:
+ Chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu;
+ Công suất, hiệu suất; kết quả thống kê, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ;
+ Đấu thầu bền vững và các yếu tố khác;
– Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
3. Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:
– Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá có thể được áp dụng đối với gói thầu hàng hóa, xây lắp có đặc thù, yêu cầu kỹ thuật cao mà không áp dụng được phương pháp giá đánh giá và gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá; gói thầu công nghệ thông tin, viễn thông, bảo hiểm;
– Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
4. Đối với tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, sử dụng tiêu chí đạt, không đạt.
Đối với tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc tiêu chí đạt, không đạt.
Đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Đấu thầu năm 2023, sử dụng phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.
Khi sử dụng phương pháp chấm điểm, phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật.
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT;