Lấn chiếm đường hẻm gây ô nhiễm. Xử phạt hành vi lấn chiếm hẻm dựng đồ, đổ rác gây ảnh hưởng đến bất động sản bên cạnh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chỗ em ở có 2 nhà cuối xóm mặc nhiên xem đường hẻm trước nhà của họ là đất của họ. Nhà thứ 1 xây hộp bảo vệ máy bơm nước, đổ gác giả và làm mái hiên che mát lấn chiếm ra hết phần đường nhà họ. Nhà thứ 2 giăng dây phơi đồ và tự ý xây khu để trồng hoa và chứa xô đựng rác hết phần đường trước nhà họ và xây sát vào chân tường nhà đối diện là nhà em. Hai nhà này làm gì cũng bày ra đường không dọn dẹp, cái gì cũng dựng vô tường nhà em.Nhà em nói nhiều lần yêu cầu họ đừng chiếm dụng tường của nhà mình nhưng họ không nghe và cứ làm theo ý họ.Vậy xin hỏi luật sư hai gia đình đó có được xem là lấn chiếm đường không? Cần phải trình báo với ai, thời gian xử lý là bao lâu và mức phạt là bao nhiêu? Rất mong nhận được hồi âm sớm của luật sư vì nhà tôi rất bức xúc?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 265 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Cùng với đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 267 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” chỉ cho phép việc sử dụng đất, xây dựng nhà, trồng cây xanh chỉ được thực hiện trong phạm vi đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình và phải phù hợp với quy hoạch. Hành vi cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian được coi là một trong những hành vi cấm theo quy định tại Luật xây dựng 2014.
Đối với trường hợp vi phạm các quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” và Luật xây dựng 2014 thì người có hành vi lấn chiếm, sử dụng không gian công cộng trái pháp luật, gây mất trật tự công cộng, an ninh công cộng thì phải chịu trách nhiệm hành chính. Cụ thể:
– Đối với trường hợp gây ô nhiễm công cộng của nhà 2 thì bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng quy định tại điểm c,d khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là
“- Đối với trường hợp lấn chiếm nhà ở, chiếm không gian xung quanh nhà ở hoặc chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật thì bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 55 Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp này, nhà thứ nhất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đồng thời bị áp dụng biện pháp bổ sung là buộc tháo dỡ phần lấn chiếm đó và khôi phục lại tình trạng ban đầu. “
Đối với hành vi vi phạm trên bạn có thể kiến nghị đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn sinh sống hoặc thanh tra chuyên ngành, cục quản lý thị trường…
>>> Luật sư
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, quản lý phát triển nhà ở và công sở là 2 năm. Trường hợp này, bạn có thể báo lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn đang cư trú để cơ quan này giải quyết cho bạn.