Xử lý kỷ luật giáng chức đối với công chức. Có được đồng thời giáng chức và điều động công chức?
Xử lý kỷ luật giáng chức đối với công chức. Có được đồng thời giáng chức và điều động công chức?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào chuyên gia tư vấn, tôi xin được hỏi: Đối với công chức là cán bộ quản lý vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật giáng chức, cơ quan quản lý xử lý kỷ luật đồng thời điều động đến cơ quan khác có được không, có trái quy định nào về quản lý, sử dụng công chức không? Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Với câu hỏi của bạn, chúng ta cần làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, về vấn đề xử lý kỷ luật công chức bằng hình thức giáng chức, pháp luật quy định như sau:
"Điều 7. Giải thích từ ngữ
…
8. Giáng chức là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.
Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định:
"Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
…
Điều 8. Các hình thức kỷ luật
…
2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc."
Như vậy, giáng chức là một hình thức kỷ luật áp dụng cho công chức giữ chức vụ quản lý. Tuy nhiên, nếu công chức chỉ có một hành vi vi phạm pháp luật thì chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật, nghĩa là đã bị giáng chức thì sẽ không bị kỷ luật bằng hình thức khác.
Thứ hai, về vấn đề điều động công chức, Luật cán bộ công chức 2008 quy định:
"Điều 7. Giải thích từ ngữ
…
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Điều 50. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức có quy định:
"Điều 35. Điều động công chức
Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. "
Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, việc điều động cán bộ không phải là một hình thức kỷ luật. Nên việc xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức và đi kèm với đó là điều động công chức không vi phạm pháp luật, tuy nhiên phải đảm bảo các nội dung thuộc các trường hợp nêu trên.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hỏi về thời gian xóa kỷ luật công chức
– Cán bộ công chức sinh con thứ ba có bị kỷ luật
– Trách nhiệm kỷ luật của Công chức
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua tổng đài
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại