Nội quy lao động quy định việc hạn chế sinh con thứ ba có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Năm 2016, tôi muốn bổ sung vào
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Khoản 2, Điều 119 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nội dung của nội quy lao động như sau:
“Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ
luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷluật lao động , trách nhiệm vật chất.”
Theo như quy định trên thì các doanh nghiệp có quyền đưa ra những quy định trong nội quy lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp. Những quy định này không được trái với pháp luật và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số 2003 có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình:
“1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.
…..
3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Thực hiện quy mô gia đình ít con – có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững
……..”.
Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP có quy định các trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:
“1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”.
Theo quy định trên, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có trách nhiệm làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội liên quan tới vấn đề kế hoạch hóa gia đình. Theo đó, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con tức có một đến hai con. Do đó, việc sinh con thứ ba (không thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP) là hành vi vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. Theo Nghị định 104/2003/NĐ-CP, việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nguyên tắc “mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một hoặc hai con” không được đề cập tới. Do đó, nếu việc sinh con thứ ba vi phạm quy định Pháp lệnh dân số 2003 thì hình thức xử phạt cụ thể sẽ được thực hiện theo quy định của bộ, ngành hoặc của Hội đồng nhân dân, của đơn vị nơi người vi phạm đang công tác.
Như vậy, việc bổ sung quy định “Vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình theo quy định của nhà nước” nhằm hạn chế sinh con thứ ba là một trong các hành vi vi phạm nội quy lao động là không trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, bạn có thể bổ sung quy định này vào nội quy lao động của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý trước khi ban hành nội quy lao động, bạn phải tham khảo ý kiến của người lao động hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nội dung của nội quy lao động
– Quy định về việc sinh con thứ ba của Đảng viên
– Xử lí kỉ luật đối với viên chức sinh con thứ ba
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động