Lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường, vị thế độc quyền. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật.
Một doanh nghiệp tồn tại được hoặc xuất hiện trên thị trường liên quan buộc công quyền và pháp luật phải quan tâm và cảnh tỉnh vì mục tiêu bảo hộ cạnh tranh trước xu hướng thường thấy là việc lạm dụng thế mạnh của những doanh nghiệp này để gây bất ổn thương trường mà cụ thể là gây bất lợi cho các đối thủ yếu và khách hàng. Như vậy, vấn đề không phải thống lĩnh thị trường hay độc quyền mà trọng tâm ở đây là lạm dụng vị thế này.
Để xác định sức mạnh kinh tế của một hay một nhóm doanh nghiệp trên thị trường, người ta tính đến một loạt các yếu tố như:
– Năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng huy động vốn;
– Năng lực về công nghệ của doanh nghiệp’
– Khả năng sử dụng các nhãn hiệu và thương hiệu nổi tiếng;
– Quy mô của hệ thống đại lý phân phối;
– Tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan.
Nhìn chung các yếu tố này khó xác định về phương diện định lượng. Vì vậy pháp luật thường đặt trọng tâm vào yếu tố thị phần.
Điều 11 Luật cạnh tranh có quy định về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
“1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.”
Quy định trên có 2 vấn đề cần lưu ý:
Thứ nhất, đối với một doanh nghiệp sẽ được coi là thống lĩnh thì trường nếu doanh nghiệp đó thể hiện một trong hai điều kiện, hoặc là chiếm 30% thị phần trên thị trường liên quan hoặc là không có mức thị phần cao như vậy nhưng trên thực tế lại có thể gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Thứ hai, đối với một nhóm doanh nghiệp thì cần phải có dấu hiệu là mục tiêu hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh. Như vậy, khác với trường hợp một doanh nghiệp mà ở đó, khả năng hạn chế cạnh tranh còn đang tồn tại ở dạng hình thức thì tại đây sự hạn chế cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp là rõ ràng. Trong trường hợp này, nhà làm luật không đặt ra vấn đề có phải thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hay không bởi nếu họ có thỏa thuận thì cũng là những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo Điều 8
Sau khi được coi là những doanh nghiệp có vị trí thông lĩnh trên thị trường, những doanh nghiệp này sẽ bị cấm lạm dụng vị thế này để hạn chế cạnh tranh theo Điều 13 của Luật này. Những hành vi bị cấm bao gồm:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh kiểu này được gọi là bán phá giá, bán hàng dưới giá vốn. Giá vốn ở đây được hiểu là tổng chi phí cấu thành giá thành sản xuất và chi phí lưu thông.
– Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. Đây cũng là một dạng cạnh tranh thông qua yếu tố giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà theo đó trong điều kiện kinh doanh bình thường lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để áp đặt giá mua thấp hơn giá thành sản xuất. Ngược lại, khi những doanh nghiệp này liên tục tăng giá một cách bất hợp lý khi các yếu tố đầu vào, sản xuất không có biến động đáng kể. Việc ấn định giá bán lại tối thiểu, không cho phép nhà phân phối bán hàng dưới giá ấn định sẽ làm cho không chi khách hàng bị thiệt hại mà chính các nhà phân phối cũng khó khăn trong cạnh tranh.
– Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh. Đây thực chất là sự phân biệt đối xử trong kinh doanh, theo đó một số khách hàng được ưu ái hơn, họ có điều kiện cạnh tranh tốt hơn bằng phương thức không chính đáng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác kí kết
– Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới. Theo phương thức này, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện tẩy chay hay ngăn cản sự nhập cuộc của những đối thủ cạnh tranh mới thông qua việc trực tiếp hay buộc khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới thông qua việc trực tiếp hay buộc khách hàng của mình không giao dịch với các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện trên thị trường liên quan.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: