Ai phải đóng bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động? Doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Trong giai đoạn hội nhập với quốc tế khi đất nước ta đang thực hiện và hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất việc làm sẽ gây khó khăn cho người lao động đồng thời ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của xã hội. Do đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội góp phần giảm thiểu những rủi ro cho những lao động bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập để có khoản thu khác bù trừ vào để ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, người lao động muốn được quyền hưởng các chế độ, trợ cấp của bảo hiểm xã hội thì phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao đông cũng phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà mình thuê mướn sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả các trợ cấp khi đủ các điều kiện được hưởng bảo hiểm xã hội khi phát sinh.
Vấn đề đặt ra khi doanh nghiệp bị tạm ngừng kinh doanh thì có được tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Ai phải đóng bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động? Doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Trong bài viết này thì chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này theo quy định của pháp luật.
Ai phải đóng bảo hiểm xã hội khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động?
Theo quy định của pháp luật thì các trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp bất khả kháng và khách quan mà các bên không thể thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
+ Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp sau đây:
+ Khi các cá nhân, tổ chức được tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội trong trường hợp tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
Khi các cá nhân và tổ chức gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa dẫn đến việc không thể thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tạm dừng đóng đến khi hoạt động ổn định trở lại..
Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp gặ khó khăn do trường hợp khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
+ Khi các công ty. hoặc những cá nhân có thuê mướn lao động do không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
+ Khi cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
Thông thường do tình tiết khách quan hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng thì thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Hẩu như việc tạm dừng đóng bảo hiểm này không ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
Các cá nhân, tổ chức khi hết thời hạn tạm dừng đóng người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật.
Tại tháng mà người sử dụng lao động có văn bản đề nghị tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của
+ Các trường hợp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định của
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi tạm thời bị mất việc làm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xác nhận thì thời gian này được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Sau thời gian tạm thời mất việc làm nếu người lao động trở lại làm việc thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị mất việc làm tạm thời.
Doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?
Theo quy định của pháp luật thì khi doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì trường hợp này sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn các quỹ ốm đau thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn phải đóng theo quy định trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác với người lao động về việc đóng bảo hiểm trong thời gian doanh nghiệp đang tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, luật sư cho Tôi hỏi Công ty Tôi tạm ngừng kinh doanh từ 01/12/2014 cho đến nay đã hơn 1 năm, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh Công ty không hề có thỏa thuận gì với người lao động. Nên trong thời gian Công ty tạm ngừng kinh doanh, Tôi làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động (Tôi thuộc loại hợp đồng lao động không thời hạn) với lý do “Công ty tạm ngừng kinh doanh, Tôi bị mất việc làm trở thành người thất nghiệp, nên xin chấm dứt HĐLĐ với công ty”.
Công ty đã yêu cầu Tôi phải nộp bảo hiểm 100% (Bao gồm BHXH, BHYT, BHTN) kể từ ngày công ty tạm ngừng kinh doanh cho đến ngày Tôi làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ.
– Công ty yêu cầu Tôi phải nộp bảo hiểm 100% (Nộp hết cả phần của người sử dụng lao động và người lao động) như vậy có đúng luật không?
– Trong thời gian Công ty tạm ngừng kinh doanh, người lao động được hưởng những quyền lợi gì ?
Rất mong nhận được sự hồi âm của luật sư .
Luật sư tư vấn:
Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tạm dừng kinh doanh như sau:
“Điều 206. Tạm ngừng kinh doanh
- Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây: a) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;b) Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;c) Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác..”
Khoản 1 Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”
Luật sư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 thì này thì khi doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì trường hợp này sẽ được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn các quỹ ốm đau thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì vẫn phải đóng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 thì trong thời gian tạm dừng kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác. Theo quy định này thì khi tạm dừng kinh doanh doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu bên doanh nghiệp không có thỏa thuận nào khác với người lao động.
Như vậy, theo như trình bày của bạn thì việc công ty bạn tạm ngừng kinh doanh mà không có sự thỏa thuận nào khác về việc đóng bảo hiểm xã hội, do đó công ty bạn vẫn phải đóng bảo hiểm quỹ ốm đau thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc công ty bạn không có thỏa thuận nào với người lao động mà lại yêu cầu người lao động đóng đầy đủ 100% tiền bảo hiểm bao gồm cả tiền mà người sử dụng lao động đáng nhẽ phải đóng là trái với quy định của pháp luật.
Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo quy định này đó là người lao động được doanh nghiệp hoàn thành việc thực hiện hợp đồng lao động đã ký với người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận khác.