Chức năng hoạt động của đơn vị Thừa phát lại. Hoạt động tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện, tổ chức thi hành án của Thừa phát lại.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức thừa phát lại có chức năng sau:
“1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án”.
Thứ nhất, về chức năng tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự:
Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của Tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký Tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự. Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp, văn bản của Tòa án không tới được đương sự gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa. Việc giao cho Thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ, có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của Thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự. Do vậy, việc giao cho Thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của Tòa án tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy, nề nếp, có hiệu quả rất lớn, khác với việc gửi qua bưu điện và đây cũng là ý nghĩa lớn của thừa phát lại.
Thứ hai, về hoạt động lập vi bằng:
Theo Điểm Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.
Như vậy, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Phạm vi lập vi bằng rất rộng, trên nhiều lĩnh vực như:
+ Xác nhận việc
+ Xác nhận tình trạng nhà kế bên khi xây dựng, nhà khi cho thuê.
+ Xác nhận tài sản trước hôn nhân, trong hôn nhân, khi ly hôn và thừa kế.
+ Ghi nhận việc mở khóa, kiểm kê tài sản , thu hồi nhà trong các trường hợp bên thuê nhà không trả tiền thuê, không trả nhà…
+ Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản trái pháp luật, nhà đất lấn chiếm.
+ Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, giao hàng kém chất lượng.
+ Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xác nhận ô nhiễm, tiếng ồn…
+ Xác nhận sự chậm trễ trong xây dựng; nghiệm thu công trình.
+ Xác nhận hành vi trái pháp luật về tin học, hành vi vu khống, làm việc, phát ngôn không đúng theo yêu cầu, không được sự đồng ý của người khác.
+ Xác nhận việc giao nhà, giao tiền, xác nhận cuộc họp của các cổ đông.
+ Xác nhận tình trạng thiệt hại của các cá nhân, tổ chức do người khác gây ra.
+ Xác nhận việc từ chối công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện.
+ Ghi nhận đến hạn không trả tiền, trả nhà, va chạm giao thông để bồi thường.
+ Ghi nhận việc giao
+ Ghi nhận việc đến phòng công chứng để hoàn thiện thủ tục mua bán nhà, đất làm cơ sở yêu cầu bồi thường;
+ Xác nhận sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Toàn bộ quá trình lập vi bằng được ghi nhận một cách khách quan, trung thực và được văn phòng chụp hình, quay phim đính kèm vi bằng. Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Thứ ba, chức năng xác minh điều kiện thi hành án:
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Cơ quan thi hành án các cấp theo yêu cầu của khách hàng.
Các đối tượng xác minh: Bất động sản (nhà và đất); động sản (xe máy, ô tô, tàu thủy, xà lan); giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu, phần vốn góp); tài khoản tại các ngân hàng và các tài sản khác…).
Thứ tư, về chức năng trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của khách hàng, thu hồi nợ theo bản án đối với: Bản án, quyết định của
Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (trong đó có quyền: xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án; áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án), trừ Khoản 9, Khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp cần thiết, Văn phòng Thừa phát lại có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế có huy động lực lượng (Công an, phòng cháy chữa cháy, điện lực, y tế…) để tổ chức thi hành án.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm thừa phát lại
– Cấp lại giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
– Thủ tục thành lập văn phòng thừa phát lại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật về các thủ tục hành chính qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6568