Khái quát về ủy quyền cho người khác? Quyền tố cáo của cá nhân có được ủy quyền cho người khác không?
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Lúc này, cá nhân là công dân có quyền khiếu nại, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.Vậy thì pháp luật đã quy định về quyền tố cáo của cá nhân có được ủy quyền cho người khác hay không? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây như sau:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về ủy quyền cho người khác
Ủy quyền là quá trình cấp cho ai đó khả năng truy cập tài nguyên.
Tất nhiên, định nghĩa này nghe có vẻ khó hiểu, nhưng nhiều tình huống trong cuộc sống thực có thể giúp minh họa ý nghĩa của việc ủy quyền để bạn có thể áp dụng những khái niệm đó vào hệ thống máy tính.
Một ví dụ điển hình là quyền sở hữu nhà. Chủ sở hữu có toàn quyền truy cập vào tài sản (tài nguyên) nhưng có thể cấp quyền truy cập cho người khác. Bạn nói rằng chủ sở hữu cho phép mọi người truy cập vào nó. Ví dụ đơn giản này cho phép chúng tôi giới thiệu một vài khái niệm trong bối cảnh ủy quyền.
Ví dụ: truy cập vào ngôi nhà là một quyền, nghĩa là, một hành động mà bạn có thể thực hiện trên một tài nguyên. Các quyền khác đối với ngôi nhà có thể là trang bị nội thất, dọn dẹp, sửa chữa, v.v.
Một quyền trở thành một đặc quyền (hoặc quyền) khi nó được giao cho ai đó. Vì vậy, nếu bạn chỉ định quyền trang trí nội thất ngôi nhà của mình cho người trang trí nội thất, bạn đang cấp cho họ đặc quyền đó.
Mặt khác, người trang trí có thể xin phép bạn để trang bị nội thất cho ngôi nhà của bạn. Trong trường hợp này, quyền được yêu cầu là một phạm vi, nghĩa là hành động mà người trang trí muốn thực hiện tại ngôi nhà của bạn
Đôi khi ủy quyền có phần liên quan đến danh tính. Hãy nghĩ về quá trình lên máy bay. Bạn có thẻ lên máy bay cho biết bạn được phép bay bằng máy bay đó. Tuy nhiên, chỉ cần đại lý cửa khẩu cho bạn lên tàu là chưa đủ. Bạn cũng cần hộ chiếu ghi rõ danh tính của mình. Trong trường hợp này, nhân viên cửa khẩu sẽ so sánh tên trên hộ chiếu với tên trên thẻ lên máy bay và cho bạn đi qua nếu họ trùng khớp.
2. Quyền tố cáo của cá nhân có được ủy quyền cho người khác không?
Trên cơ sở quy định tại
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Căn cứ theo quy định Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.“
Từ quy định tại Luật Tố cáo mà tác giả vừa nêu ra thì có thể thấy rằng, hành động mà cá nhân thực hiện báo cho báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân thì được nhận định là tố cáo. Đồng thời, việc tố cáo phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Luật Tố cáo. Vậy vấn đề được đặt ra là một cá nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác hay nói cách khác là một cá nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân khác để thực hiện quyền tố cáo hay không?
Trước tiên, về vấn đề ủy quyền, theo quy định của
Như vậy có thể thấy rằng, theo như quy định của Luật Tố cáo, tại Điều 9 Luật Tố cáo quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo nhưng không có quy định nào cụ thể về quyền người tố cáo trong việc cử người khác đại diện thay cho mình chính vì thế người tố cáo sẽ không được thực hiện việc ủy quyền vệc tố cáo của mình cho chủ thể khác theo như quy định (đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật) để thực hiện việc tố cáo này.
Đồng thời dựa trên cơ sở quy định Điều 22 Luật Tố cáo 2018 quy định về hình thức tố cáo
“Điều 22. Hình thức tố cáo
Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Trên thực tế đối với trường hợp nhiều người tố cáo về cùng một nội dung, có thể bằng hình thức viết đơn, hoặc đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chỉ được thực hiện việc việc cử “người đại diện cho những người tố cáo”. Bởi vì theo như quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo quy định về việc tiếp nhận tố cáo lại có quy định về được cử “người đại diện cho những người tố cáo”.
Trên thực tế mà pháp luật quy định thì chỉ yêu cầu người được cử làm đại diện phải là người tố cáo và tất cả những người tố cáo cần phải cùng thống nhất, xác nhận cử một người nào đó làm đại diện theo quy định của Luật Tố cáo thì khi cử “người đại diện cho những người tố cáo”, và việc cử người tố cáo này phải được các người cùng tố cáo thực hiện hành vi ký xác nhận vào trong Đơn tố cáo hoặc văn bản có nội dung tố cáo, mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.
Hiểu theo một cách đơn giản nhất đó chính là việc cử một người trong số những người có cùng nội dung tố cáo làm đại diện,khác với việc đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật được quy định tại Bộ luật Dân sự như đã nói ở trên. Người trực tiếp làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thụ lý giải quyết tố cáo được xác định là người đại diện cho những người tố cáo này.
Cho nên, Căn cứ theo quy định trên thì người tố cáo phải chịu trách nhiệm, về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ, vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, người tố cáo không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo, mà phải thực hiện bằng đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền.
Luật Tố cáo không quy định cụ thể như Luật Khiếu nại về việc có được ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo hay không nhưng trong Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 quy định về quyền, nghĩa vụ của người tố cáo thì: người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo. Do đó, có thể hiểu rằng người tố cáo không được phép ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện hành vi tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.