Kháng nghị giám đốc thẩm là gì? Ai có quyền kháng nghị giám đốc thẩm? Giám đốc thẩm khi nào? Thủ tục giám đốc thẩm?
Việc thi hành bản án có hiệu lực của Tòa án là nghĩa vụ của những cá nhân, tổ chức có liên quan trong vụ án hình sự và được bảo đảm thực hiện bởi pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, không phải lúc nào bản án của Tòa án cũng đảm bảo sự khách quan, chính xác và tuân thủ của pháp luật. Kháng nghị giám đốc thẩm là một hành vi tố tụng được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nhằm mục đích đề nghị xem lại một phần hoặc toàn bộ bản án có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ bản án được thi hành không đảm bảo sự thật khách quan. Ai có quyền kháng nghị giám đốc thẩm? Giám đốc thẩm khi nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Dương Gia:
Luật sư
1. Kháng nghị giám đốc thẩm là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27
Có thể hiểu: Kháng nghị giám đốc thẩm là hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền nhà nước thể hiện việc phản đối một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ kháng nghị theo quy định.
2. Ai có quyền kháng nghị giám đốc thẩm?
Căn cứ theo Điều 373, BLTTHS 2015, những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm:
1. Chánh án
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Như vậy, quyền kháng nghị giám đốc thẩm thuộc về Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp dưới ra quyết định bản án có hiệu lực pháp luật là đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm.
Điều 5 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định :” Các Tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử”. Vậy viêc quy định về việc các Tòa án có cấp trên có quyền kháng nghị giám đốc thẩm liệu có mâu thuẫn?
Tòa án là cơ quan xét xử độc lập và chỉ tuần theo pháp luật. Trong quá trình xét xử, Tòa án nhân dân hoàn toàn độc lập trong việc đưa ra những quyết định của mình, không một cơ quan, tổ chức nào có quyền can thiệp hay đưa ra quan điểm về quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, việc xét xử của Tòa án luôn chịu sự giám sát của Viện kiểm sát cùng cấp và sự giám sát của Tòa án cấp trên trực tiếp. Tòa án cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị giám đốc thẩm một phần hoặc toàn bộ bản án đã có hiệu lực được quyết định bởi tòa án cấp dưới trực tiếp nếu xét thấy có một trong ba dấu hiệu:
– Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
– Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Vì vậy, việc quy định về việc các Tòa án có cấp trên có quyền kháng nghị giám đốc thẩm không hề có sự mâu thuẫn với nguyên tắc tổ chức của Tòa án Nhân dân. Mặt khác nó là những quy định bổ trợ cho nhau nhằm mục đích đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Giám đốc thẩm khi nào?
Căn cứ theo Điều 371 BLTTHS 2015, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
– Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
– Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Tuy nhiên, càn chú ý đến thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo quy định tại Điều 379 BLTTHS 2015 thì:
– Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
– Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
– Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
– Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Nếu quá thời hạn nêu trên thì Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ không có quyền thực hiện kháng nghị giám đốc thẩm. Việc đưa ra một quy định cụ thể về thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là một sự lưu ý đặc biệt đến các cơ quan tư pháp cần cẩn trọng trong quá trình xét xử, luôn tôn trọng sự thật khách quan, luôn quan tâm và có sự giám sát nghiêm túc với hoạt động của cấp dưới của mình.
Mặt khác, thời hạn về kháng nghị giám đốc thẩm cũng đặt ra một giới hạn trong phạm vi công việc của cư quan xét xử, tránh trường hợp kháng nghị tràn lan, không có căn cứ gây áp lực lên cơ quan xét xử.
4. Thủ tục giám đốc thẩm
Căn cứ pháp lý: Điều 372, 373, 374, 375, 376, 379, 381, 384, 385, 387, 390, 391, 392, 393 BLTTHS 2015
Khi phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm. Thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện theo các bước sau:
4.1 Trước khi bắt đầu phiên tòa
– Thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).
– Tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
+ Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.
+ Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
+ Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.
– Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
+ Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.
-+ Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
+ Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.
– Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
+ Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
+ Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
– Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
+ Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
4.2 Mở phiên tòa giám đốc thẩm
– Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
– Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
– Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.
– Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
4.3 Ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
Kết thúc phiên tòa giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử sẽ phải đưa ra một trong số các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm :
– Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
– Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
– Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
– Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Như vậy, bản án sau khi được đưa ra xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm có thể bị hủy để điều tra lại, hủy để xét xử lại; hội động xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án hoặc giữ nguyên bản án đã có hiệu lực trước đó. Việc xét xử giám đốc thẩm nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân Việt Nam.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về một số vấn đề liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề pháp lý này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!