Kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi. Các giao dịch tư lợi cần phải có sự kiểm soát từ phía công ty và Nhà nước.
Giao dịch phát sinh tư lợi là giao dịch được thực hiện giữa công ty với các thành viên, cổ đông lớn công ty, người quản lý và người có liên quan mà xuất hiện nguy cơ trục lợi. Những chủ thể trên khi tham gia giao dịch với công ty có thể dùng khả năng ảnh hưởng, chức vụ quyền hạn đê trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến giao dịch, từ đó tạo ra các tư lợi. Việc kiểm soát giao dịch phát sinh tư lợi nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, bảo vệ quyền lợi các thành viên, cổ đông thiểu số, không tham gia vào điều hành quản lý công ty.
Các giao dịch tư lợi cần phải có sự kiểm soát từ phía công ty và Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật và điều lệ công ty vì những lí do sau:
– Các giao dịch tư lợi sẽ gây thiệt hại về tài sản cho công ty vì sự tham nhũng, chia chác tài sản của công ti vào túi riêng của một nhóm thành viên hoặc người quản lí công ty. Từ sự thiệt hại về lợi ích của công ty kéo theo đó là sự thiệt hại về quyền lợi của các chủ nợ của công ty khi công ty không còn đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ.
– Khi một công ty xảy ra các giao dịch tư lợi thì uy tín cửa công ty đó sẽ bị giảm sút, các thành viên đã đầu tư vào công ti mất lòng tin vào công ty và tìm cách rút lui khỏi công ty; các nhà đầu tư bên ngoài e ngại, không dám bỏ vốn đầu tư vào công ty. Đặc biệt đối với các công ty cổ phần có thể dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu của công ti đó trên thị trưởng chứng khoán, gây ra tình trạng lộn xộn trên thị trường chứng khoán khi các nhà đầu tư bán tống tháo cổ phiếu của công ty đó và dẫn đến sự tổn thất một khoản vốn đầu tư không nhỏ của các nhà đầu tư.
– Giao dịch tư lợi còn dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và nền kinh tế-xã hội của quốc gia. Thực tiễn gần đây đã xuất hiện hàng loạt các vụ việc làm thất thoát tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các nhà đầu tư và người dân khi những người quản lí, điều hành doanh nghiệp lạm dụng quyền lực nhằm tư lợi cho riêng mình . Vì vậy việc kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp và bảo vệ môi tường kinh doanh lành mạnh, công bằng luôn được sự quan tâm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các thành viên, cổ đông trong công ty.
Để kiểm soát các giao dịch phát sinh tư lợi cần phải thực hiện các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần xác định giao dịch có khả năng phát sinh tư lợi cần kiểm soát. Giao dịch có khả năng phát sinh tư lợi là giao dịch có giá trị lớn và giao dịch vớ một số chủ đề đặc thù. Giao dịch lớn thường có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty, các giao dịch có giá trị bằng và lớn hơn 50% giá trị tài sản của công ty trong
Thứ hai, các biện pháp kiểm soát các giao dịch có nguy cơ trục lợi
Các hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp cần thiết phải được kiểm soát vì nó có ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Điều 56, Điều 75 Luật doanh nghiệp năm 2015 quy định: Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản của công ty TNHH hai thành viên có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
Theo đó, những giao dịch được coi là có giá trị lớn trong các điều luật trên có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ti hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ti tuỳ thuộc vào từng loại hình công ti cụ thể. Như vậy, để xác định giá trị lớn trong các giao dịch, trước hết sẽ do chính công ti quyết định thông qua quy định trong điều lệ của công ty; nếu điều lệ công ty không xác định giá trị lớn của các giao dịch thỉ sẽ áp dụng mức do Luật doanh nghiệp quy định. Quy định trên của Luật doanh nghiệp đã thể hiện quan điểm của Nhà nước là tôn trọng quyền của các nhà đầu tư – các thành viên, cổ đông công ti đối với việc định đoạt tài sản trong doanh nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi đến các thành viên của hội đồng thành viên, đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì người đại diện theo pháp luật của công tu phải gửi cho hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc; đồng thời niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc
Bên cạnh đó, các giao dịch phát sinh tư lợi còn bị kiểm soát bởi các quy định trong điều lệ quy chế của công ty và cơ chế giám sát của thành viên, cổ đông, kiểm soát của công ty.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh
– Các dấu hiệu đặc biệt có được bảo hộ là nhãn hiệu?
– Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật về thuế trực tuyến miễn phí