Quy định áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Cách tính lương tối thiểu áp dụng cho người lao động đã qua học nghề.
Quy định áp dụng mức lương tối thiểu vùng. Cách tính lương tối thiểu áp dụng cho người lao động đã qua học nghề.
Ngoài việc công bố 04 mức lương tối thiểu vùng năm 2016, Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng đề ra nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu vùng trên địa bàn và cách tính lương tối thiểu vùng để áp dụng cho người lao động đã qua học nghề, căn cứ xây dựng thỏa ước lao động. Cụ thể:
1, Nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu vùng:
Nghị định 122/2015/NĐ-CP giải thích rõ nguyên tắc áp dụng lương tối thiểu như sau:
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
– Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2, Cách tính lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động đã qua học nghề:
Mức lương tối thiểu vùng là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động đã qua học nghề làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
Trong đó, theo quy định của Khoản 2, Điều 5 Nghị định 103/2014/NĐ-CP người lao động đã qua học nghề bao gồm:
– Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
– Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật giáo dục năm 2005 và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Luật việc làm 2013;
– Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;
– Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài;
– Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3, Áp dụng lương tối thiểu vùng làm căn cứ
Tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Điều 5 Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng giải thích rõ việc sử dụng mức lương tối thiểu vùng để làm căn cứ cho nhiều nội dung khác:
– Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động chưa qua đào tạo, người lao động đã qua học nghề thỏa thuận và trả lương làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc.
– Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng và các nội dung thỏa thuận trong
– Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mức lương tối thiểu theo quy định của “Bộ luật lao động 2019”
– Xử phạt khi trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng
– Mức lương tối thiểu được xây dựng trên cơ sở nào?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại