Đánh giá tác động môi trường là gì? Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.
Đánh giá tác động môi trường là gì? Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.
Thứ nhất, đánh giá tác động môi trường là gì?
Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Thứ hai, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là một điều kiện tiên quyết trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư đối với một số dự án đầu tư nhất định. Cụ thể Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các dự án sau phải đánh giá tác động môi trường:
– Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
– Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
– Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Thứ ba, thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Chủ các dự án kể trên có thể tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tổ chức tham vấn cơ quan, tổ chức, cộng đồng chịu tác động trực tiếp bởi dự án, trừ trường hợp không phải tham vấn. Kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường được thể hiện dưới dạng báo cáo đánh giá tác động môi trường, các nội dung chính của báo cáo này được quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường 2014.
Thứ tư, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Cụ thể, các cơ quan sau có thẩm quyền thẩm định:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Bộ, cơ quan ngang bộ khác;
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Các dự án thuộc thẩm quyền thẩm định cụ thể của từng cơ quan này được quy định tại Điều 23 Luật bảo vệ môi trường 2014. Việc thẩm định này được thực hiện thông qua hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan. Đánh giá tác động môi trường có thể được chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian thẩm định khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định đối với chủ dự án (yêu cầu bằng văn bản).
Thứ năm, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ, hợp lệ, người đứng đầu cơ quan thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện:
– Quyết định chủ trương đầu tư;
– Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoảng sản, giấy phép xây dựng;
– Cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch khai thác mỏ.
Nội dung chi tiết về vấn đề này xem tại khoản 2 điều 25 Luật bảo vệ môi trường 2014.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ sáu, lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được phê duyệt.
Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp:
Điều 20. Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp sau:
a) Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt;
c) Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử phạt hành chính trong vấn đề xả rác thải gây ô nhiễm môi trường
– Xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường
– Thiệt hại trong tranh chấp trong môi trường
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại