Thành viên góp vốn Công ty trách nhiệm hữu hạn. Khái niệm, phân loại thành viên và điều kiện trở thành thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn?
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp rất phổ biến ở nước ta hiện nay bởi nhiều ưu điểm của nó. Việc thành lập và hoạt động của công ty TNHH đã được pháp luật nước ta quy định trong Luật công ty năm 1990,
1. Khái niệm
Thành viên công ty là người góp vốn vào công ty hoặc có quyền sở hữu đối với một phần vốn góp vào công ty thông qua các sự kiện pháp lý khác như nhận chuyển nhượng, đươc thừa kế, tặng cho,.. Như vậy thành viên công ty chính là chủ sở hữu của công ty.
2. Phân loại thành viên:
– Căn cứ vào thời điểm góp vốn, thành viên công ty được phân thành hai loại là thành viên sáng lập và thành viên không phải thành viên sáng lập.
Thành viên sáng lập gồm thành viên sáng lập của công ty hợp danh và công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông sáng lập của CTCP. Sáng lập viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thành lập công ty, là người thục hiện các hoạt động pháp lý cần thiết trực cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khai sinh ra doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể trở thành thành viên sáng lập công ty. Chỉ có những đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 mới có quyền trở thành thành sáng lập viên của công ty.
Ngoài ra, pháp luật có quy định một số trường hợp khác được coi là sáng lập viên như: người nhận chuyển nhượng vốn góp của sáng lập viên; người nhận vốn góp đối với phần vốn mà sáng lập viên không góp được theo cam kết.
Thành viên không phải sáng lập viên là những cá nhân, tổ chức góp vốn vào công ty nhằm tiến hành kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận sau thời điểm công ty đã được thành lập, không tham gia thông qua điều lệ công ty.
– Căn cứ vào trách nhiệm tài sản của nhà đầu tư, thành viên công ty được chia thành: thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn và thành viên chịu trách nhiệm tài sản vô hạn.
Thành viên chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn là các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn góp trong công ty. Loại thành viên này bao gồm: Thành viên công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông công ty cổ phần, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
Thành viên chịu trách nhiệm vô hạn là các thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty. Loại thành viên này chỉ có thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
– Căn cứ vào loại hình công ty, có thể chia thành các loại hình:
Thành viên công ty cổ phần là cổ đông: Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Đại vị pháp lý vủa mỗi cổ đông sẽ phụ thuộc vào loại cổ phần mà họ nắm giữ.
Thành viên công ty TNHH: là tổ chức hoặc các nhân sở hữu phần vốn góp vào công ty TNHH.
Thành viên công ty hợp danh: là tổ chức, cá nhân góp vốn vào công ty hợp danh, trong đó thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân.
– Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ đàu tư có thể chia thành: thành viên là cá nhân hoặc thành viên là pháp nhân. Cá nhân có thể trở thành viên của mọi loại hình công ty còn pháp nhân không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
3. Quyền hạn và nghĩa vụ của thành viên:
3.1: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
– Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
– Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
– Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
– Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
– Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
– Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:
- Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
- Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
b. Nghĩa vụ của thành viên
– Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.
– Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của
– Tuân thủ Điều lệ công ty.
– Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
– Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
- Vi phạm pháp luật;
- Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
- Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3.2: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
– Do 1 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu
– Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn
– Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định pháp luật.
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Một số vấn đề lưu ý:
Chủ sở hữu CTTNHH 1 thành viên phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân còn phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình với chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch Công ty và giám đốc công ty.
– Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác.
– Không được rút lợi nhuận khi Công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ khác.
4. Điều kiện để trở thành thành viên công ty
– Thành viên của Công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức miễn là họ không bị pháp luật cấm góp vốn vào DN.
– Phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết.
– Được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
Tư cách thành viên không thể được hình thành dựa trên các sự kiện pháp lý khác nhau. Theo pháp luật hiện hành, các sự kiện pháp lý xác lập nên tư cách thành viên của công ty bao gồm:
– Góp vốn: Góp vốn là sự kiện pháp lý phổ biến nhất để hình thành nên tư cách thành viên công ty. Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể tiền là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
Luật sư
– Nhận chuyển nhượng phần vốn góp: Khi thành viên công ty có nhu cầu chuyển nhượng vốn góp, tổ chức , cá nhân có nhu cầu có thể dùng tài sản của mình để mua lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của thành viên đó. Điều kiện chuyển nhượng phần vốn góp của mỗi công ty là khác nhau.
– Thừa kế, tặng, cho phần vốn góp: Thành viên công ty có quyền tặng, cho hoặc để lại phần vốn góp của mình cho người khác. Tuy nhiên, người hưởng thừa kế hoặc nhận tặng cho phần vốn góp có thể trở thành thành viên công ty hay không còn tùy thuộc vào quan hệ huyết thống và điều lệ công ty quy định.
Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.
- Nếu người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty.
- Nếu người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
- Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
- Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó