Mức xử phạt lỗi đi xe máy không có gương chiếu hậu mới nhất năm 2021? Cảnh sát giao thông có được phép dừng xe để xử phạt lỗi xe không gương không?
Cùng với sự phát triển của xã hội, cơ chế thị trường ngày càng được phát triển thì kèm theo đó không thể thiếu được sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, vì giao thông chính là huyết mạch của nền kinh tế, ở những quốc gia phát triển và đang trên đà phát triển thì giao thông luôn được chú trọng hàng đầu và ngày càng được mở rộng, khi giao thông phát triển thì các phương tiện vì thế cũng đươc phát triển theo.Tuy nhiên luật giao thông đường bộ có quy định về các điều kiện để đủ tham gia giao thông đường bộ vậy quy định đó như thế nào Luật Dương Gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật như sau:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để tham gia giao thông
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về đường bộ là gì:
“1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.”
Như vậy theo quy định trên thì đường bộ gồm cả cầu, đường, hầm và bến phà đường bộ chứ không chỉ có phần đường mới được coi là giao thông đường bộ.
Ngoài ra khi tham gia giao thông đường bộ thì xe cơ giới phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và điều kiện này được quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:
“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”
Bên cạnh đó khi đủ điều kiện của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ thì Người điều khiển xe khi tham gia giao thông đường bộ cũng phải đáp ứng theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 58
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, cho tôi được hỏi về xử phạt trong Luật giao thông đường bộ. Có phải xe không gương là lỗi bổ sung không. Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe chỉ để bắt lỗi không gương không?
Luật sư tư vấn:
2. Lỗi xe không gương không phải là lỗi bổ sung
Theo quy định Điều 16 Nghị định 100/2019 NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông mà không lắp gương chiếu hậu như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;”
Theo quy định Điều 17 Nghị định 100/2019-NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với phương tiện xe gắn máy và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông mà không lắp gương chiếu hậu như sau:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;”
Tuy nhiên đối với xe găn máy, xe mô tô hoặc các loại xe tương tự đối với gương chiếu hậu không bắt buộc phải có cả hai gương là gương bên trái và gương bên phải mà luật chỉ quy định bắt buộc phải có gương bên trái người điều khiển phương tiện, nếu thiếu gương bên phải thì người tham gia giao thong đường bộ cũng xe không bị xử phạt về lỗi không có gương chiếu hậu của phương tiện giao thông
Như vậy, theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019-NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi điều khiển xe tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt khi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc gương có nhưng không có tác dụng, và không có gương chiếu hậu bất kỳ bên nào đối với xe ô tô.
Luật sư
3. Cảnh sát giao thông có quyền dừng xe chỉ để bắt lỗi không gương không?
Điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ …”.
Khi đó cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông phải đeo biển hiệu khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trong lĩnh vực giao thông đường bộ và có giá trị thay thế số hiệu công an nhân dân.
Khi lực lượng công an giao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát hoạt động giao thông đường bộ thì luật có quy định trường hợp được dừng phương tiện chứ không phải trường hợp nào cũng được dừng. Theo quy định tại Thông tư 01/2016-TT-BCA Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông như sau:
“Điều 12. Các trường hợp được dừng phương tiện
1. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;
c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;
d) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
đ) Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”
Với các quy định tại 87 Luật giao thông đường bộ 2008, Điều 12 Thông tư 01/2016-TT-BCA cho thấy, khi Cảnh sát giao thông phát hiện có hành vi vi phạm về giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra. Tuy nhiên, khi cho dừng phương tiện, Các chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải xuất trình biển hiệu khi làm nhiệm vụ. Biển hiệu này hình chữ nhật, có màu xanh da trời, có hình công an hiệu in chìm và phần ghi các thông tin cá nhân, chữ màu đen.
Với những quy định pháp luật trên, đối chiếu với trường hợp này, cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ có quyền dừng xe người tham gia giao thông khi phương tiện được sử dụng tham gia giao thông không có gương chiếu hậu