Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công được quy định như thế nào tại Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đầu tư.
Đối với mỗi dự án khi được thực hiện, việc đưa ra các nội dung liên quan đến chi phí là một trong những nội dung vô cùng quan trọng. Vậy cụ thể đối với dự án đầu tư công thì những loại chi phí liên quan càng phải cần được tiến hành công khai và minh bạch. Vậy những quy định về nội dung chi phí liên quan đến dự án công như chi phí thẩm định chương trình , chi phí lập chương trình được quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vấn đề về nội dung này.
1.Căn cứ pháp lý:
Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
2.Nội dung tư vấn:
2.1. Quy định về hồ sơ và nội dung thẩm định chương trình đầu tư công theo quy định pháp luật
Đối với mỗi chương trình đầu tư công thì quy định khi lập chương trình cần phải thông qua một bước kiểm tra và thẩm định hồ sơ đối với nội dung là dự án đầu tư công. Vậy trong bộ hồ sơ này cần thực hiện như thế nào, yêu cầu những giấy tờ gì. Tại Điều 17 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư công có đưa ra những quy định cụ thể như sau:
+ Về hồ sơ nội dung thẩm định chương trình đầu tư công
1. Hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công:
a)
Tờ trình thẩm định chương trình đầu tư công, bao gồm: sự cần thiết đầu tư chương trình; mục tiêu và những nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình; kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định chương trình đầu tư công;b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Đầu tư công;
c) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Số lượng hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công gửi Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định là 10 bộ.
Như vậy, đối với nội dung quy định về hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công thì cần có bản báo cáo nghiên cứu khả thi đối với chương trình đầu tư công đó. Bởi lẽ việc xác định chương trình đầu tư công có được tiến hành phê duyệt và nhận được sự chấp thuận đầu tư hay không đêu được xác định từ biên bản báo cáo nghiên cứu.Dự án đầu tư có khả năng hoàn thành và độ khả thi cao hay thấp để được chấp thuận đầu tư nhiều hay ít được xác định từ bản báo cáo nghiên cứu này. Vì vậy đây là một trong những hồ sơ vô cùng quan trọng đối với hồ sơ thẩm định chương trình đầu tư công
+ Về nội dung thẩm định
3. Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
b) Sự phù hợp của chương trình với chủ trương đầu tư chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Đầu tư công;
d) Sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay.
Tại Khoản 3 Điều 17 cũng đưa ra quy định về những tiêu chí để đánh giá nội dung thẩm định đối với chương trình đầu tư công. Đây là những tiêu chí chi tiết và cụ thể dùng để đánh giá về nội dung đối với chương trình đầu tư công yêu cầu bên tiến hành vệc thẩm định bắt buộc phải tuân thủ. Các tiêu chí được liệt kê cụ thể là sự phù hợp của chương trình đối với chủ dầu tư, nội dung báo cáo phải có tính khả thi cao, nội dung liên quan đến nguồn vốn phải cân đối với quy mô và mức độ của dự án đầu tư công
2.2. Quy định về thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công theo quy định pháp luật
+ Đối với thời gian liên quan đến thẩm định chương trình, dự án đầu tư công
Nội dung này được quy định tại Điều 19 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư công
1. Thời gian thẩm định chương trình, dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
a) Chương trình mục tiêu quốc gia: Không quá 60 ngày;
b) Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 45 ngày;
c) Dự án nhóm A: Không quá 45 ngày;
d) Dự án nhóm B, C: Không quá 30 ngày;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc nội dung trong báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án không phù hợp với các quy định tại Điều 44 của Luật Đầu tư công, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan trình thẩm định bổ sung hồ sơ hoặc hoàn chỉnh nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án.
Như vậy ta có thể thấy việc xác định thời gian thẩm định sẽ được tiến hành khi chia dự án theo các tiêu chuẩn: dự án nhóm A ,B , dự án theo tiêu chuẩn mục tiếu quốc gia và dự án là chương trình đầu tư công. Thời gian đối với từng dự án tính theo quy mô và nhóm mức độ sẽ có thời gian khác nhau về thẩm định.Ví dụ như đối với dự án là chương trình mục tiêu quốc gia sẽ không quá 60 ngày so với mục tiêu của chương trình đầu tư công ít hơn 15 ngày
+ Một số yêu cầu khác đối với thời gian thẩm định dự án đầu tư công như sau:
– Thời gian thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng.
– Thời gian thẩm định nội bộ do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định.
– Trường hợp cần gia hạn thời gian thẩm định chương trình, dự án, Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án cho phép gia hạn thời gian thẩm định. Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại khoản 1 Điều này.
2.3 Chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 đã quy định về chi phí lập, thẩm định, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công tuy nhiên chưa có quy định cụ thể về chi phí lập, thẩm định chương trình, dự án đầu tư công.
* Chi phí lập, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình đầu tư công sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ này và theo các quy định về chi sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành, gồm:
– Chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và Báo cáo nghiên cứu khả thi (trường hợp thuê tư vấn);
– Chi phí thẩm định;
– Trường hợp chương trình không được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư, các chi phí tại Điểm a và Điểm b khoản này vẫn được hạch toán và quyết toán vào chi sự nghiệp của cơ quan được giao lập, thẩm định chương trình đầu tư công.
* Chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A:
– Chi phí lập (trường hợp thuê tư vấn), thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A có cấu phần xây dựng, trong đó xác định sơ bộ tổng mức đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật về xây dựng;
– Chi phí lập (trường hợp thuê tư vấn), thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định đối với dự án có cấu phần xây dựng quy định tại Điểm a Khoản này, trừ các nội dung liên quan đến thiết kế xây dựng.
* Chi phí lập (trường hợp thuê tư vấn), thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B (bao gồm dự án có cấu phần xây dựng và không có cấu phần xây dựng), trong đó xác định sơ bộ tổng mức đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư công và quy định cụ thể sau:
– Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng được chi tối đa không quá 60% chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A quy định tại Khoản 2 Điều này;
– Dự án có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ đồng được chi tối đa không quá 30% chi phí lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A quy định tại Khoản 2 Điều này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Chi phí lập (trường hợp thuê tư vấn), thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm C (bao gồm dự án có cấu phần xây dựng và không có cấu phần xây dựng) thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư công và tối đa không quá 50% chi phí lập, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B có tổng mức đầu tư dưới 800 tỷ đồng quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
* Chi phí lập (trường hợp thuê tư vấn), thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật về xây dựng, trừ các nội dung liên quan đến thiết kế xây dựng.
* Chi phí lập (trường hợp thuê tư vấn), thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được tính trong vốn chuẩn bị đầu tư dự án. Trường hợp dự án không được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, các khoản chi phí đã chi cho công tác lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi được hạch toán và quyết toán vào chi phí chuẩn bị đầu tư trong chi đầu tư phát triển của Bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương quản lý dự án.