Bị mất hết giấy tờ tùy thân do mất ví/bóp phải làm thế nào? Khi bị mất ví, mất bóp bạn cần phải làm những gì? Giấy tờ tùy thân bị mất hết thì làm cách nào để tìm lại, xin cấp lại?
Mỗi cá nhân kể từ khi sinh ra đến khi lớn, trưởng thành và chết đi đều gắn liền với những giấy tờ tùy thân quan trọng mà ai trong quá trình sống cũng đều phải có. Các giấy tờ cần thiết không thể tách rời đối với mỗi cá nhân đó là giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân…
Khi chúng ta làm mất hay thiếu một trong những giấy tờ tùy thân này thì việc học tập, sinh sống cũng như những nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống sẽ bị xáo trộn, gây cản trở khó khăn cho mỗi cá nhân. Vậy khi không may làm mất một trong các giấy tờ tùy thân thì cá nhân sẽ phải làm gì, đi đến cơ quan chức năng nào để làm thủ tục cấp lại? Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày nội dung liên quan đến việc bị mất giấy tờ tùy thân thì phải làm thế nào như sau:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có bị trộm và mất cả túi hồ sơ đựng giấy tờ quan trọng bao gồm giấy tờ tuy thân như chứng minh thư, sổ hộ khẩu và một số loại giấy tờ khác như bằng lái xe, thẻ ngân hàng, thẻ bảo hiểm…. Tôi phải làm lại giấy tờ gì trước khi mà muốn làm hộ khẩu phải có chứng minh thư nhân dân hoặc ngược lại?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 của quốc hội ban hành ngày 29/11/2006
– Thông tư 35/2014/TT-BCA thông tư của Bộ Công an ban hành ngày 09/09/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và
– Luật căn cước công dân năm 2014
Nội dung tư vấn:
Cá nhân vì các lý do khác nhau mà làm mất giấy tờ tùy thân thì việc đầu tiên cần thực hiện đó là viết đơn trình báo về việc mất giấy tờ tùy thân của mình hoặc đến trực tiếp cơ quan công an cấp xã, phường nơi cá nhân đó có đăng ký thường trú để tiến hành trình báo về việc mất giấy tờ tùy thân vào thời điểm nào, các giấy tờ mất gồm những giấy tờ gì cho cơ quan chức năng biết, ghi nhận sự việc.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục cấp đổi sổ hộ khẩu
Căn cư theo quy định tại Điều 24 của Luật cư trú năm 2006 quy định về sổ hộ khẩu. Căn cứ vào khoản 2, Điều 10, Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/09/2014 quy định cụ thể về bộ hồ sơ cấp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu sẽ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Sổ hộ khẩu cũ trong trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu do bị rách, hư hỏng không nhìn thấy được thông tin trong sổ. Hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc sổ hộ khẩu gia đình trong các trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu đổi từ sổ cũ sang sổ mới.
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu cá nhân thực hiện việc điền các thông tin theo mẫu đã nêu ra. Trong các trường hợp mà cá nhân, hộ gia đình yêu cầu cấp lại sổ hộ khẩu tại các thành phố, thị xã thuộc địa giới hành chính tỉnh hoặc là quận, thị xã, huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có xác nhận từ phía cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi người yêu cầu thường trú vào trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu này.
Cơ quan có nhiệm vụ đăng ký cư trú sẽ xác nhận thông tin của cá nhân yêu cầu là chính xác và thực hiện việc thu lại sổ hộ khẩu đang bị hư hỏng đó hoặc là đối với giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc sổ hộ khẩu gia đình sau đó đóng đấu hủy loại giấy tờ cũ đó đi để lưu hồ sơ hộ khẩu.
2. Thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Một phiếu bao thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02, cá nhân điền đầy đủ thông tin của cá nhân và nội dung yêu cầu vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu.
– Chứng minh thư nhân dân của toàn bộ các nhân khẩu trong sổ hộ khẩu tại thời điểm bị mất sổ hộ khẩu ( nếu còn).
– Phiếu xác nhận từ phía cơ quan công an nơi cá nhân bị mất giấy tờ hoặc xác nhận của cơ quan công an theo cấp có thẩm quyền vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 trên.
– Nếu trong trường hợp người yêu cầu không phải là chính cá nhân trong sổ hộ khẩu đi thực hiện thì phải có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp lý.
Bước 2: Cá nhân tiến hành thực hiện việc nộp một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên lên phía bộ phận làm hộ khẩu thuộc đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của cơ quan công an huyện hoặc cơ quan công an quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong trường hợp nếu hồ sơ của cá nhân yêu cầu đã đầy đủ, hợp lệ theo đúng yêu cầu về thủ tục thì người nộp hồ sơ được trao một tờ giấy biên nhận thể hiện nội dung yêu cầu cũng như ngày nhận trả kết quả.
Còn nếu trong trường hợp mà hồ sơ đã đủ điều kiện nhưng về thành phần hồ sơ thiếu giấy tờ hoặc về các biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng theo mẫu quy định cũng như chưa đầy đủ thì cán bộ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện việc hướng dẫn cho cá nhân yêu cầu bổ sung các giấy tờ còn thiếu. Trong trường hợp cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau khi kiểm tra hồ sơ mà thấy giấy tờ thành phần hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ không thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu và cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện việc trả lời bằng văn bản cho cá nhân công dân cũng như nêu rõ về lý do không tiếp nhận cho công dân.
Một số lưu ý trong quá trình xin cấp lại sổ hộ khẩu:
– Chủ thể có thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu là: Trưởng Công an huyện, trưởng công an quận, trưởng công an thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Trưởng công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh là người có thẩm quyền ký cấp sổ hộ khẩu.
– Về thời hạn giải quyết đối với thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của công dân, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú có trách nhiệm phải thực hiện việc đổi, cấp lại sổ hộ khẩu cho công dân có yêu cầu.
– Trong quá trình thực hiện việc đăng ký thường trú cho công dân có yêu cầu, nếu có sai sót trong sổ hộ khẩu mà xác định lỗi này là do lỗi của cơ quan đăng ký thì trong thời hạn 3 ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hàng tuần kể từ ngày nhận được yêu cầu của công dân, cơ quan đăng ký thường trú phải có trách nhiệm tiến hành việc điều chỉnh sổ hộ khẩu cho phù hợp với hồ sơ gốc được lưu trong sổ hộ tịch của công dân.
Ngoài ra, nếu trường hợp mà người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 thì phía chủ hộ của sổ hộ khẩu có trách nhiệm phải ghi, điền đầy đủ thông tin vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu phải đồng ý cho cá nhân đó tách sổ hộ khẩu, sau đó thực hiện việc ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm thực hiện việc đồng ý cho tách khẩu. Khi cá nhân thực hiện việc tách sổ hộ khẩu thì không bắt buộc đối với việc phải xuất trình giấy tờ chứng minh về chỗ ở hợp pháp của cá nhân đó.
Luật sư
3. Thủ tục xin cấp lại chứng minh thư nhân dân
Căn cứ theo
Nơi làm thủ tục cấp chứng minh thư là cơ quan Công an cấp huyện, cơ quan công an cấp quận nơi đăng ký thường trú hoặc Công an cấp tỉnh theo phân cấp của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hồ sơ xin cấp lại chứng minh thư nhân dân bao gồm:
– Đơn trình bày nêu rõ lý do về việc công dân có yêu cầu về việc xin cấp lại Chứng minh nhân dân. Đơn trình bày này phải có xác nhận của cơ quan công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú của công dân bị mất giấy tờ đó)
– Hộ khẩu thường trú của công dân;
– Ảnh chụp của công dân. Đối với ảnh chụp yêu cầu công dân lên phía cơ quan công an để thực hiện, không chấp nhận việc cá nhân tự chụp ảnh trước và mang đến;
– Lấy vân tay hai ngón trỏ của công dân;
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân của công dân;
Công dân tiến hành nộp lệ phí sau khi đã làm đầy đủ các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ cấp chứng minh thư nhân dân.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của
Như vậy, nếu trong trường hợp bị mất giấy tờ bao gồm cả bị mất chứng minh thư và sổ hộ khẩu, thì cá nhân cần làm lại sổ hộ khẩu đầu tiên sau đó sẽ tiến hành làm các giấy tờ tùy thân khác như chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân nếu ở địa phương đã đồng loạt đối với việc cấp thẻ căn cước công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014), hay đó là các giấy tờ như giấy khai sinh, bằng lái xe, hoặc một số các giấy tờ khác.