Hiện trạng chung sống với nhau như vợ chồng tại Việt Nam. Chung sống như vợ chồng là gì? Các trường hợp chung sống như vợ chồng?
1. Chung sống như vợ chồng là gì?
Hiện nay tình trạng chung sống như vợ chồng đang diễn ra ở nước ta ngày càng phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cách hiểu “nam nữ chung sống như vợ chồng”.
Thứ nhất: “Nam nữ chung sống với nhau không làm hôn thú nhưng bà con hàng xóm, gia đình 2 bên đều công nhận là 2 người thường xuyên chung sống 1 nhà. Công nhận con cái sinh ra là của 2 người thì được xem là chung sống như vợ chồng”.
Thứ hai: “nam nữ chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với 1 người hoặc người chưa có vợ, có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng 1 cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được cơ quan, gia đình giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ”.
Thứ ba: “nam nữ chung sống như vợ chồng, nghĩa là phải chung sống thực tế, thường xuyên trong 1 mái nhà, thường xuyên qua đêm công khai và được nhiều người biết đến thì mới được gọi là chung sống như vợ chồng”.
2. Các trường hợp chung sống như vợ chồng.
Dựa trên quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như đối chiếu với những quy định của pháp luật có liên quan, ta có thể chia chung sống như vợ chồng thành 2 dạng : chung sống như vợ chồng không trái pháp luật và chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
a. Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật
Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật là việc nam nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng. Trường hợp này xảy ra phổ biến đối với lớp trẻ, do ảnh hưởng của tư tưởng tự do cá nhân của lối sông phương tây xâm nhập vào Việt Nam. Đối với trường hợp chung sống như vợ chồng không trái pháp luật ở nước ta tồn tại các trường hợp cụ thể:
* Nam và nữ chung sống với nhau mặc dù có đủ điều kiện đăng kí kết hôn nhưng lại không đăng kí kết hôn.
Pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ này nhưng đây cũng không thuộc các trường hợp pháp luật cấm. Nguyên nhân cho sự lựa chọn như vậy là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nguyên nhân sâu xa là do tâm lí, lối sống và cách nghĩ của các cặp đôi này.
* Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ khi 1 bên hoặc cả 2 bên mất năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện trong đó nam nữ phải không thuộc các trường hợp mất năng lực hành vi. Điều 22 “Bộ luật dân sự 2015”: “Khi 1 người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình , thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan ,
* Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính.
Về nguyên tắc, pháp luật hiện hành không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới : “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Tuy nhiên đây không phải là điều luật cấm, vì vậy ta thấy trên thực tế có nhiều đôi đồng tính vẫn về chung sống với nhau, thậm chí là tổ chức đám cưới 1 cách công khai.
b. Chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là việc nam nữ chung sống với nhau nhưng không tiến hành đăng kí kết hôn đồng thời việc chung sống này vi phạm quy định cấm của pháp luật. Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 không quy định về chung sống như vợ chồng trái pháp luật, tuy nhiên dựa trên điều luật đó cùng các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, ta có thể chia chung sống như vợ chồng trái pháp luật thành các trường hợp.
* Chung sống như vợ chồng khi 1 bên hoặc cả 2 bên dưới tuổi luật định.
Theo khoản 3 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi 1 bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 của luật này. Mặt khác điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi tảo hôn. Do đó có thể khẳng định việc chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định không đăng kí kết hôn là chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
* Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ mà 1 bên hoặc cả 2 bên đã có vợ có chồng.
Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về cấm các hành vi để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình : “người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”
Vậy hiểu như thế nào là 1 người đang có vợ, có chồng? Trước hết phải khẳng định khi 1 người đang tồn tại 1 quan hệ hôn nhân hợp pháp thì được coi là đang có vợ có chồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
* Là những trường hợp thuộc điểm d khoản 2 Điều 5.
Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “ kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Như vậy nếu thuộc các hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sẽ là các hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
Mục lục bài viết
– Chia tài sản trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng
– Có được ly hôn khi chung sống với nhau như vợ chồng?
– Giải quyết việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại