Kho bạc nhà nước đóng vai trò chuyển nguồn vốn đầu tư trong từ ngân sách nhà nước đến các dự án đầu tư. Trong một số trường hợp, thì cần thu hồi ứng trước vốn đầu tư. Khi đó sẽ cần đến giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư là gì?
Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư là văn bản do cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi ứng trước số vốn đầu tư mà Kho bạc Nhà nước đã cấp trước đó khi có đủ các điều kiện phải thu hồi ứng trước vốn đầu tư.
Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư được dùng để đề nghị Kho bạc nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động thu hồi khoản vốn đầu tư đã ứng trước đó.
Trong giấy đề nghị này thể hiện các thông tin như về tên dự án đầu tư, chủ đầu tư, số dư ứng trước, năm kế hoạch, mục đích đề nghị thu hồi,…
2. Mẫu giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư:
Mẫu giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư là mẫu số C3-03/NS được ban hành theo Thông tư số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
GIẤY ĐỀ NGHỊ THU HỒI ỨNG TRƯỚC VỐN ĐẦU TƯ
Ứng trước chưa đủ ĐKTT sang tạm ứng □
Ứng trước đủ ĐKTT sang thực chi □
Số: ….. Năm NS: …… (1)
Căn cứ số dư ứng trước kinh phí đầu tư thuộc kế hoạch năm …. đến ngày …./…/…… và Quyết định giao kế hoạch vốn số: ….ngày …… của ……
Đề nghị Kho bạc Nhà nước …… chuyển Ứng trước chưa đủ ĐKTT □ / Ứng trước đủ ĐKTT □ thành Tạm ứng □ / Thực chi □ theo chi tiết sau:
Tên dự án: …… (2)
Chủ đầu tư: ……(3) Mã ĐVQHNS: ……
Tài khoản: ……Tại KBNN: …
Tên CTMT, DA: …… (4)
Mã CTMT, DA: … Số CKC, HĐK: ………. Số CKC, HĐTH: ….
STT | Mã NDKT | Mã chương | Mã ngành KT | Mã nguồn NSNN | Năm KHV | Số dư ứng trước | Số chuyển sang tạm ứng/thực chi |
Tổng cộng |
Tổng số tiền ghi bằng chữ: …… (5)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ngày …tháng ….năm……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHẦN KHO BẠC NHÀ NƯỚC GHI
Tổng số tiền ghi bằng số: ……
Tổng số tiền ghi bằng chữ: ……
Nợ TK ……
Có TK ……
Nợ TK ……
Có TK ……
Mã ĐBHC: ……
Ngày … tháng … năm …..
KẾ TOÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên)
Soạn thảo Giấy đề nghị
(1) Ghi số quyết định và năm ngân sách
(2) Ghi tên dự án đầu tư
(3) Ghi tên chủ đầu tư
(4) Ghi tên chương trình mục tiêu. dự án
(5) Ghi tổng số tiền bằng chữ
3. Quy định về trình tự chi vốn đầu tư ngân sách nhà nước:
Trong Nghị định số 40/2020/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công quy định tại điều 27 thì để chi vốn đầu tư ngân sách nhà nước, thì
Đầu tiên, cần xác định tổng mức đầu tư của dự án, xác định tổng mức đầu tư của dự án đó chính là xác định sơ bộ tổng mức dự án đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là ước tính chi phí đầu tư của dự án được xác định phù hợp với các nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án được tính toán trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án và suất vốn đầu tư (nếu có) hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, quy mô, tính chất dự án đã hoặc đang thực hiện, có điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác.
Tổng mức đầu tư dự án là toàn bộ chi phí đầu tư của dự án được xác định cụ thể phù hợp với thiết kế một bước hoặc thiết kế hai bước quy định và các nội dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Nội dung tổng mức đầu tư dự án gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư; chi phí mua sắm tài sản, nhà cửa, đất đai; chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy, chi phí thiết bị; chi phí tiền công, tiền lương; chi phí tư vấn; chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá; chi phí quản lý và các thành phần chi phí khác.
Nội dung các chi phí của tổng mức đầu tư bao gồm những chi phí mà dự án đầu tư nào cũng có, đây chính là những chi phi cơ bản để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm các chi phí sau : Chi phí chuẩn bị đầu tư; Chi phí mua sắm tài sản, nhà cửa, đất đai; Chi phí nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy để thực hiện các dự án; Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có), chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí có liên quan khác; Chi phí tiền lương, tiền công để thực hiện dự án; Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác; Chi phí tư vấn gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát dự án và các chi phí tư vấn khác liên quan (nếu có); Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án; Chi phí quản lý và các thành phần chi phí khác.
Các chi phí trên được xác định là dự toán dự án hay nói cách khác dự toán dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án và thiết kế dự án được duyệt; các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.
Sau khi lập dự toán dự án thì sẽ thực hiện thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán dự án. Nếu được thẩm định, phê duyệt thì khi thực hiện dự án đầu tư các chủ thể có thẩm quyền sẽ thực hiện chi ngân sách nhà nước dành cho dự án đầu tư.
Nghị định 11/2020/ NĐ- CP của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước quy định về Điều 8 quy định về Thủ tục kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
Thì trong trường hợp đề nghị tạm ứng dự toán thì thành phần hồ sơ tạm ứng (gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng), bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; chứng từ chuyển tiền; văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng).
Còn về thành phần hồ sơ thanh toán (gửi theo từng lần đề nghị thanh toán) thì
Đối với thanh toán khối lượng công việc hoàn thành (bao gồm cả các công việc thực hiện thông qua hợp đồng và không thông qua hợp đồng), hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng); bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành.
Đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng); bảng xác nhận giá trị khối lượng công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã thực hiện; hợp đồng và biên bản bàn giao nhà (trường hợp mua nhà phục vụ di dân, giải phóng mặt bằng).
Đối với chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; chứng từ chuyển tiền; giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (đối với trường hợp thanh toán tạm ứng).
Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình (bao gồm cả xây dựng nhà di dân giải phóng mặt bằng): Thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5, điểm a, c và d khoản 6 Điều 8.
Đối với dự án đã hoàn thành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, nhưng chưa được thanh toán đủ vốn theo giá trị phê duyệt quyết toán, hồ sơ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; quyết định phê duyệt quyết toán; chứng từ chuyển tiền.
Trường hợp thanh toán các hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng kiểm toán, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; chứng từ chuyển tiền.
Số lượng hồ sơ là 01 bản (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao y bản chính). Riêng chứng từ chuyển tiền là 02 bản gốc (trường hợp thực hiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng hoặc trường hợp đơn vị giao dịch và nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng mở tài khoản tại một đơn vị Kho bạc Nhà nước thì bổ sung thêm 01 bản gốc tương ứng với mỗi trường hợp); giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư và giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư là 02 bản gốc.
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, về tạm ứng dự toán hợp pháp của chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thì Kho bạc Nhà nước phải giải quyết hồ sơ. Kho bạc nhà nước xác nhận trực tiếp trên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền. Trường hợp chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi chứng từ báo Nợ cho đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước để xác nhận đã thực hiện thanh toán, tạm ứng.
Như vậy, các dự án đầu tư cần thực hiện hoạt động xác định dự toán dự án. Sau đó sẽ tiến hành đề nghị thẩm định, phê duyệt dự toán dự án. Cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt dự toán dự án. Các chủ thể thực hiện dự toán đầu tư sẽ thực hiện đề nghị tạm ứng đề nghị thanh toán các chi phí. Mỗi hoạt động đều phải có những hồ sơ theo luật định và được Kho bạc Nhà nước giải quyết theo luật định.