Quy định về điều kiện làm công chứng viên? Thời gian theo quy định để đủ điều kiện làm công chứng viên?
Trong xã hội đang trên đà hội nhập và phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu rất mạnh mẽ thì có thể thấy rằng xã hội ngày càng phát triển và hoạt động được diễn ra ngày càng năng động hơn. Chính vì lý do đó mà những tính thật giả đã không còn dễ dàng nhận biết và rất khó để xác thực được giữa cái thật và sự giả dối. Do đó mà dẫn đến nhu cầu được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, văn bản giao dịch ngày càng nhiều hơn. Mà những người hoạt động những công việc xác định, chứng thực này là những công chứng viên, bởi vậy, pháp luật đã đưa ra các yêu cầu rất cao để một cá nhân có thể trở thành một công chứng viên theo như quy định của pháp luật hiện hành về phẩm chất và trình độ của một công chứng viên ngày càng phải được nâng cao hơn và cả về mặt thời gian để cá nhân được trở thành một công chứng viên cũng rất quan trọng.
Do đó, để được công nhận là một công chứng viên và trở thành chủ thể trực tiếp hành nghề công chứng, một người cần phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn về đạo đước và thời gian hoạt động vào tiếp thu kiến thức và kinh nghiệp để có thể hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy pháp luật Công chứng hiện hành đã đưa ra quy định về thời gian để đủ điều kiện làm công chứng viên là bao lâu? Điều kiện để trở thành công chứng viên bao gồm những gì? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về thời gian theo quy định để đủ điều kiện làm công chứng viên.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về điều kiện làm công chứng viên
Trên cơ sở quy định của pháp luật thì công chứng viên được định nghĩa dưới góc độ pháp lý này là những người chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch hay các loại bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Để được bổ nhiệm là công chứng viên, một người cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8,
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.
Theo đó, Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
– Trước tiên hết thì để có thể trở thành một công chứng viên thì cá nhân đó phải là công dân Việt Nam và có đăng ký thường trú ở Việt Nam, và được xác định chính là người đó phải là công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam và đang cư trú, sinh sống công tác, làm việc, học tập ở Việt Nam. Đồng thời thì cá nhân này sẽ có đăng ký thường trú, một người nước ngoài thì không thể trở thành công chứng viên ở Việt Nam được.
– Việc một cá nhân nói chung và cá nhân muốn trở thành công chứng viên nói riêng thì việc sịnh sống trên lãnh thổ Việt Nam thì điều bắt buộc là luôn tuân thủ Hiến pháp và quy định của pháp luật. Song song với đó là phải có phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vì hoạt động hành nghề công chứng của cá nhân là công chức viên là người có vai trò quan trọng và phải chịu trách nhiệm đảm bảo cho tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng, sự công bằng trong giao dịch đó và kể cả việc bảo quản hợp đồng, phòng ngừa tranh chấp.
– Có bằng cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Luật từ các cơ sở đào tạo luật trên cả nước, hoặc từ các trường đào tạo đại học có khoa Luật ở trong đó và có đủ điều kiện để cấp bằng cử nhân luật cho học viên.
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên, thời gian này được xác định từ sau khi tốt nghiệp và có bằng cử nhân luật, người này phải có thời gian công tác trong các cơ quan, tổ chức hành nghề luật, hay bất cứ
– Đã tốt nghiệp khóa đào tạo công chứng được xác định là khóa đào tạo để các ứng viên có thể nắm được nghiệp vụ của một công chứng viên một cách bài bản nhất, cũng như được trang bị các kiến thức cần thiết để vào nghề này. Đối với những trường hợp được luật quy định là không cần tham gia khóa đào tạo này thì cần phải hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng ở đây có thể được hiểu là phải có Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ.
– Đảm bảo sức khỏe để hành nghề công chứng thì điều kiện này được xác định nhằm mục đích để người hành nghề công chứng phải đảm bỏ điều kiện sức khỏe tốt để có thể đảm nhận công việc do nghề nghiệp yêu cầu.
2. Thời gian theo quy định để đủ điều kiện làm công chứng viên
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm việc tại Văn phòng công chứng (đã được 4 năm) với vai trò trợ lý cho Công chứng viên và hiện đang theo học lớp Đại học luật (đang năm thứ 3). Tôi đang rất mong muốn sau này được làm Công chứng viên, vậy tôi phải mất thời gian bao lâu theo quy định để đủ điều kiện làm Công chứng viên?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8,
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật”.
Theo đó, đối với trường hợp của bạn, xét về mặt thời gian đủ điều kiện trở thành công chứng viên thì nếu bạn mong muốn sau này được làm công chứng viên, bạn phải đảm bảo mức thời gian sau:
– Thời gian hoàn thành bằng cử nhân luật: thông thường, thời gian đào tạo của chương trình đào tạo cử nhân luật là 04 năm. Sau khi có bằng cử nhân luật, bạn sẽ phải tham gia lớp đào tạo nghề công chứng tại Học viện tư pháp. Thời gian khóa đào tạo là 12 tháng (điều 9 Luật này). Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bạn sẽ được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Tuy nhiên, không phải trong bất kì trường hợp nào muốn trở thành công chứng viên đều phải tham gia khóa học này. Cụ thể các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng được quy định tại điều 10 Luật công chứng viên 2014. Như vậy, trong trường hợp được miễn tham gia khóa đào tạo hành nghề vẫn phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại Học viện Tư pháp trong 03 tháng và tập sự hành nghề.
– Sau khi đã có bằng cử nhân luật, có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức.
– Thời gian đào tạo nghề công chứng: sau khi có bằng cử nhân luật, người muốn trở thành công chứng viên được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng. Theo Khoản 2, Điều 9
Tiếp đó, khi đã hoàn thành khóa đào tạo, người muốn trở thành công chứng viên sẽ tiến hành tập sự hành nghề tại phòng công chứng Sở tư pháp hoặc văn phòng công chứng. Trong trường hợp không tìm được tổ chức hành nghề công chứng để tập sự có thể liên hệ với Sở tư pháp địa phương để được sắp xếp phù.
– Thời gian tập sự hành nghề công chứng được quy định tại điều 11 Luật này, theo đó: thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng. Khi có được có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng, cá nhân có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi bạn muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự. Thời gian này được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Khi hết thời gian tập sự, người muốn trở thành công chứng viên phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự. Một năm, Bộ Tư pháp tổ chức 02 kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Trong trường hợp không đạt yêu cầu trong kỳ kiểm tra trước, người tập sự được phép đăng ký kiểm tra lại trong đợt sau nhưng tổng số lần kiểm tra tối đa chỉ 03 lần. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Sau khi đã hoàn tất các bước nói trên, người muốn trở thành công chứng viên nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại Điều 12 của Luật Công chứng 2014. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét,
Như vậy, để có thể trở thành một công chứng viên, thông thường bạn cần tối thiểu 09 năm. Để rút ngắn về mặt thời gian, bạn có thể tham gia khóa đào tạo nghề công chứng sau khi có bằng cử nhân luật, tập sự hành nghề công chứng sau khi có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng trong quá trình công tác pháp luật.