Trốn không tham gia nghĩa vụ quân sự có được không? Tự ý bỏ nơi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào?
Trốn không tham gia nghĩa vụ quân sự có được không? Tự ý bỏ nơi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có lên bảo lãnh cho em tôi đang tham gia nghĩa vụ quân sự để về nhà vì em dâu tôi đẻ. Nay em trai tôi đã bỏ đi, gia đình đã đi tìm kiếm tuy nhiên không có tin tức gì? Luật sư cho tôi hỏi, em tôi có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Tôi là người trực tiếp đi đón có ảnh hưởng gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a)Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;
b) Chứa chấp, bao che quân nhân đào ngũ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.”
Theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP, nếu sau khi được cho phép trở về thăm vợ con, em trai anh cố tình bỏ đi để trốn trán nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hoàn trả toàn bọ quân trang được cấp và buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định Luật nghĩa vụ quân sự 2015.
Điều 325 Bộ luật hình sự 1999 quy định về Tội đào ngũ:
“1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.”
Ngoài ra, hành vi đào ngũ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Bộ luật hình sự 1999.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trốn nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu hình sự không?
– Các yếu tố cấu thành tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
– Trốn tránh nghĩa vụ quân sự có phải đi tù không?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại