Bộ luật dân sự 2015 không quy định về mức độ năng lực hành vi dân sự mà chỉ quy định người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp là người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?
- 2 2. Căn cứ xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
- 3 3. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi:
- 4 4. Có thể thực hiện giao dịch với người bị khó khăn về nhân thức làm chủ hành vi được không?
1. Thế nào là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?
Theo quy định tại Điều 23
“Điều 23. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần,
Ví dụ: Một người do tai nạn mà bị tổn thương thần kinh ,dẫn đến ảnh hưởng khả năng nhận thức, làm chủ hành vi trong khoảng thời gian chữa bệnh, sau đó người này phục hồi hoặc không thề phục hồi hoàn toàn nên có nhận thức, làm chủ được được hành vi, có lúc không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
Như vậy một người chỉ được coi là có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi khi có quyết định tuyên bố của tòa án dựa trên yêu cầu của người đó hoặc người có quyền và lợi ích liên quan và có kết luận của cơ sở kết luận giám định pháp y.
2. Căn cứ xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Để xác nhận một người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi theo quy định của
-Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
– Có yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan
– Có kết luận giám định y khoa về mức độ khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
– Quyết định của Tòa án tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Như vậy một người chỉ được coi là có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi khi có quyết định tuyên bố của tòa án dựa trên yêu cầu của người đó hoặc người có quyền và lợi ích liên quan và có kết luận của cơ sở kết luận giám định pháp y.
3. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi:
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ bị hạn chế trong việc thực hiện giao dịch dân sự bởi vì mọi giao dịch của họ đều được thông qua người đại diện hợp pháp của họ được Tòa án chỉ định. Theo quy định tại khoản 4 điều 54 Bộ luật dân sự 2015 thì người được chỉ định làm người đại điện theo pháp luật của người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi bao gồm:
1. Trường hợp vợ là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi hoặc một người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Nếu trong trường hợp không có người giám hộ nêu trên thì Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.
4. Có thể thực hiện giao dịch với người bị khó khăn về nhân thức làm chủ hành vi được không?
Nếu vẫn cố tình thực hiện giao dịch với người có khó khăn về nhận thức và làm chủ hành vi thì sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 125 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.”
Hệ quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, nếu có nhu cầu giao dịch với người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì nên thực hiện giao dịch với người đại diện hợp pháp của họ được tòa án công nhận.
Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi khác với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự như thế nào?
Tiêu chí | Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi | Người bị hạn chế năng lực hành vi | Người mất năng lực hành vi dân sự |
Đặc điểm nhận dạng | Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự; | Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình; | Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi; |
Thời điểm xác định thuộc đối tượng | Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố; | Khi Tòa án ra quyết định; | Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố; |
Người đại diện | Người giám hộ do Tòa án chỉ định; | Người đại diện theo pháp luật; | Người đại diện theo pháp luât; |
Trường hợp chấm dứt | Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; | Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; | Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự; |