Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của công nhân và viên chức quốc phòng? Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng? Đối tượng, điều kiện kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ? Chế độ cho công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ hưu?
Công nhân và viên chức quốc phòng dược tuyển dụng và tuyển chọn dựa trên các điều kiện mà pháp luật đề ra tham gia vào hoạt động trong quân đội nhân dân việt nam, khi hết thời hạn phục vụ hay vì những lí do nào đó mà công nhân và viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định. Vậy Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng gồm những gì? dưới bài viết này
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của công nhân và viên chức quốc phòng
Căn cứ theo quy định tai khoản 2 điều 2
” 2. Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.”
Như vậy thông qua quy định trên chúng ta có thể hiểu công nhân và viên chức quốc phòng được tuyển chọn và vị trí việc làm của họ trong quân đội nhân dân. Thời hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng được quy định tại điều 31. Hạn tuổi phục vụ cao nhất của công nhân và viên chức quốc phòng Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định là:
” 1. Nam đủ 60 tuổi.
2. Nữ đủ 55 tuổi.”
Theo đó nếu hết thời hạn phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng thì công dân sẽ thôi làm việc tại quânđội nhân dân việt nam theo quy định.
2. Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là viên chức quốc phòng, do lý do cá nhân không thể tiếp tục công tác nên tôi muốn thôi phục vụ trong quân đội, vậy cho tôi hỏi hiện tại có quy định nào về vấn đề này không? Nếu hết năm 2016 tôi muốn thôi phục vụ thì phải có điều kiện gì không?
Luật sư tư vấn:
Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.
Công nhân quốc phòng là lực lượng lao động chủ yếu thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo vị trí việc làm; thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở sản xuất, sửa chữa, cải tiến, bảo quản vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; bảo đảm, phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.
Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng được quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Hình thức thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng gồm
+ Nghỉ hưu.
+ Chuyển ngành.
+ Thôi việc.
Thứ nhất: Đối với trường hợp nghỉ hưu, sẽ được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
+ Có đủ 15 năm là công nhân quốc phòng và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi được nghỉ hưu;
+ Trường hợp công nhân và viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản này, do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng, nếu nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
Thứ hai: Công nhân và viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Thứ ba: Công nhân và viên chức quốc phòng thôi việc trong trường hợp sau:
+ Khi chưa hết hạn tuổi phục vụ mà có nguyện vọng xin thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
+ Do thay đổi tổ chức biên chế quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng mà không thuộc trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển ngành;
+ Trường hợp phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp; Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu.
Nếu hết năm 2016 bạn muốn thôi phục vụ thì phải có điều kiện nêu trên.
3. Đối tượng, điều kiện kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ
Căn cứ theo quy định tại điều 8a. Đối tượng, điều kiện kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định:
1. Đối tượng:
a) Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên đang đảm nhiệm các chức danh: Kỹ thuật viên, Nhân viên Kỹ thuật, Huấn luyện viên, Nghệ sĩ, Nhạc sĩ, Diễn viên làm việc đúng chuyên ngành đào tạo ở các cơ sở nghiên cứu, nhà trường, bệnh viện, trung tâm thể dục thể thao, đoàn nghệ thuật, nhà máy, doanh nghiệp quốc phòng; đơn vị đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
b) Quân nhân chuyên nghiệp đang làm việc thuộc các chuyên ngành hẹp được đào tạo công phu hoặc chuyên ngành Quân đội chưa đào tạo được; thợ bậc cao.
c) Quân nhân chuyên nghiệp đang đảm nhiệm chức vụ chỉ huy, quản lý ở các nhà máy, doanh nghiệp quốc phòng.
d) Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
2. Điều kiện:
Quân nhân chuyên nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị có biên chế và nhu cầu sử dụng;
b) Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; chưa có người thay thế; tự nguyện tiếp tục phục vụ tại ngũ;
c) Có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ giỏi; tay nghề cao; chất lượng, hiệu quả công tác tốt.
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định về thời hạn kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm so với hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm nhưng không quá tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh tăng theo lộ trình của
4. Chế độ cho công nhân và viên chức quốc phòng khi nghỉ hưu
Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 113/2016/TT-BQP ngày 23/8/2016 quy định chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định thì quân nhân được hưởng tiền chênh lệch khi nghỉ hưu, Căn cứ dựa trên quy định của Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung Điều 9 về nghỉ chuẩn bị hưu. Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quyết định nghỉ hưu, được nghỉ chuẩn bị hưu, từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 9 tháng, từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
Theo quy định được đề ra thì đối với đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có đủ điều kiện nghỉ hưu, nếu có nguyện vọng không nghỉ chuẩn bị hưu hưởng lương hưu ngay hay có thể nghỉ không đủ thời gian quy định, thì khi nghỉ hưu được hưởng khoản tiền chênh lệnh giữa tiền lương của tháng cuối cùng trước khi hưởng lương hưu với tiền lương hưu tháng đầu tiên đối với số tháng không nghỉ chuẩn bị hưu. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với UBND xã, phường, thị trấn theo quy định của Luật Cư trú.
Lưu ý đối với thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu thuộc các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 157/2013/TT-BQP quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do Quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần để hưởng chính sách và chế độ theo quy định
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Điều kiện thôi phục vụ trong quân đội của công nhân và viên chức quốc phòng” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.