Chỉnh đồng hồ đo nước thì bị xử phạt như thế nào, quy định mức phạt ở đâu? Gian lận đối với thiết bị đo lượng bị xử phạt hành chính.
Chỉnh đồng hồ đo nước thì bị xử phạt như thế nào, quy định mức phạt ở đâu? Gian lận đối với thiết bị đo lượng bị xử phạt hành chính.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, em là sinh viên đi trọ em có một sự việc hỏi nhờ cho chủ nhà em thuê về việc sử dụng đồng hồ đo nước như sau. Nhà chủ em thuê có 5 phòng trọ cho thuê, bác có dẫn nước vào bể ngầm qua một đồng hồ đo nước. Tuy nhiên không biết lý do vì sao mà đồng hồ bị chạy lịch, chậm hơn so với những đồng hồ đo khác. Bên quản lý thu điện nước kiểm tra và yêu cầu làm rõ nhưng nhà chủ chưa làm rõ được, vậy Luật sư cho em hỏi nếu có vi phạm là làm chỉnh sai thì mức phạt sẽ thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo nội dung bạn trình bày, phải xác định trước về vấn đề lỗi ở đây là do lỗi từ thiết bị là đồng hồ đo nước hay là do hành vi cố ý điều chỉnh thay đổi đồng hồ đo nước. Từ việc xác định nêu trên mới có căn cứ để xác định và xử phạt theo quy định của Nghị định 121/2013/NĐ – CP.
Theo đó, có hai trường hợp xảy ra như sau:
Thứ nhất: Lỗi do thiết bị hư hỏng chủ trọ bên bạn sẽ không bị xử phạt
Thứ hai: Nếu không xác định được theo trường hợp nêu trên và có căn cứ chứng minh có hành vi chỉnh sửa thay đổi hoạt động của đồng hồ đo nước thì sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 45. Vi phạm quy định về bảo vệ, sử dụng mạng lưới cấp nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước trước đồng hồ đo nước;
b) Làm sai lệch đồng hồ đo nước;
c) Tự ý thay đổi vị trí, cỡ, loại đồng hồ đo nước;
d) Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị đo đếm nước không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hỏng đường ống cấp nước, thiết bị kỹ thuật trong mạng lưới cấp nước;
b) Tự ý đấu nối đường ống cấp nước, thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định;
c) Dịch chuyển tuyến ống, các thiết bị kỹ thuật thuộc mạng lưới cấp nước không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quy định;
b) Không cung cấp nước theo đúng các hợp đồng cấp nước đã ký kết với hộ dùng nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này.
Nếu thuộc trường hợp thứ hai mức phạt áp dụng là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nội dung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
– Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt vi phạm hành chính
– Cách xác định giá trị phương tiện vi phạm hành chính
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông