Cách ứng xử của cảnh sát khi người vi phạm không hợp tác. Xử lý các trường hợp người vi phạm giao thông thiếu tôn trọng cảnh sát.
Cách ứng xử của cảnh sát khi người vi phạm không hợp tác. Xử lý các trường hợp người vi phạm giao thông thiếu tôn trọng cảnh sát.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi là cảnh sát giao thông mới được điều về vùng ở tỉnh làm, vừa rồi tôi có trực ở chốt thấy có đối tượng đi với tốc độ cao, lạng lách đi trên đường. Tôi thấy có dấu hiệu vi phạm giao thông nên thỏi còi yêu cầu dừng xe. Tuy nhiên, khi xuống xe mặc dù tôi đã chào và yêu cầu kiểm tra giấy tờ, đưa ra lỗi vi phạm nhưng anh này hất hàm và nói: “Chú tao làm giám đốc công an, mày đừng có động vào tao, tao cho nghỉ việc”. Tôi vẫn có thái độ đúng mực nhưng người ta xô đẩy tôi. Vậy nên tôi có cư xử và bốp chát lại, người đó nói sẽ báo cáo lại với chú về hành vi không tôn trọng, kính trọng nhân dân. Vậy luật sư phân xử giúp tôi?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về nguyên tắc, khi có dấu hiệu vi phạm giao thông có quyền yêu cầu dừng phương tiên và sau đó chào và đưa lỗi và kiểm tra giấy tờ.
Theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA thì:
Điều 3. Yêu cầu đối với cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công; quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với nhân dân, người có hành vi vi phạm pháp luật phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.
4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định của pháp luật.
5. Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định này, tại Khoản 3 thì khi tiếp xúc với nhân dân, người có hành vi vi phạm pháp luật phải có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp với từng đối tượng được kiểm tra.
Như vậy, theo sự việc bạn nêu ra thì người có hành vi vi phạm giao thông thái độ không có chừng mực và thái độ không đúng đắn, đã sai còn hất hàm và nói: “Chú tao làm giám đốc công an, mày đừng có động vào tao, tao cho nghỉ việc”. Thông tư này có đưa ra về thái độ khi tiếp xúc với nhân dân thì tùy từng đối tựơng vi phạm mà cảnh sát giao thông có thái độ ứng xử phù hợp nếu hợp tác thì tốt, còn không hợp tác thì cảnh sát giao thông có quyền đáp trả thái độ tương ứng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát cơ động
– Cảnh sát giao thông có được đuổi theo xe vi phạm?
– Cảnh sát hình sự có được quyền dừng phương tiện giao thông?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại