Công dân được thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào? Quy định về quyền tố cáo của công dân? Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo?
Trên thực tế hiện nay, pháp luật nước ta quy định về quyền khiếu nại và quyền tố cáo để nhằm mục đích phát hiện được các hành vi vi phạm pháp luật của các cán bộ, công chức, viên chức hoặc là các cơ quan tổ chức cá nhân được quy định tại Luật Tố cáo. Tuy rằng pháp luật quy định về việc công dân được quyền tố cáo những chỉ được thực hiện trong các trường hợp cụ thể. Vậy các trường hợp nào thì công dân được thực hiện quyền tố cáo? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Công dân được thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Phát hiện thấy anh B – cảnh sát giao thông nhận tiền của người vi phạm rồi cho đi mà không lập biên bản xử lý, ông K đã lên Công an quận tố giác hành vi của anh B. Xin hỏi việc tố giác của ông K có được coi là tố cáo hay không? Các hành vi nào được coi là hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo theo quy định của pháp luật?
Luật sư tư vấn:
Tố cáo là một trong những quyền tự nhiên của con người trước những vấn đề bị vi phạm để tự bảo vệ mình. Hay nói một cách khác, bản chất của quyền tố cáo là quyền tự vệ hợp pháp trước những hành vi vi phạm để tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội. Đó là quyền hiến định, quyền phản hồi, quyền dân chủ và hơn thế nữa, đó là quyền để bảo vệ quyền. Chính vì vậy, tố cáo là hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội. Từ khi có giai cấp, các giai cấp thống trị xã hội với những biện pháp, cách thức khác nhau để giải quyết hiện tượng này.
Ở nước ta hiện nay, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận ngay từ Hiến pháp “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…”.
Trên cơ sở quy định Điều 2
“1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực”.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Như vậy, việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của ông K với cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý cảnh sát giao thông B trong trường hợp trên được coi là hành vi tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về quyền tố cáo của công dân
Theo như quy định của pháp luật thì trách nhiệm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân sẽ thuộc về Nhà nước. Đồng thời Nhà nước cần phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Trên thực tế, theo như quy định của pháp luật mà cụ thể là quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
Công dân được nhận định về quyền tố cáo trực tiếp khi thấy có các hành vi trái pháp luật mà không bị cản trở hay tác động của bất cứ một cá nhân, tổ chức nào khác bởi quyền tố cáo. Đây là những hành vi được xác lập đối với mỗi công dân là quyền độc lập của mỗi cá nhân được Nhà nước trao quyền. Cá nhân tố cáo một trong 2 nhóm hành vi sau:
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Theo như quy định của pháp luật tố cáo thì đối tượng của nhóm hành vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó chính là cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; người không còn là cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan tổ chức mà pháp luật quy định. Còn đối với đối tượng của nhóm hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được nhận định là: cá nhân thực hiện việc tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Theo như quy định của pháp luật thì cá nhân thực hiện việc tố cáo được xác định là người tố cáo. Do đó, người tố cáo theo quy định của Hiến pháp nước Việt Nam thì cá nhân người tố cáo được nhận định là mọi công dân trên phạm vi cả nước.Khi thực hiện quyền tố cáo, công dân có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 9 Luật tố cáo 2018.
– Quyền của người tố cáo đó chính là các quyền thực hiện tố cáo, được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo và quyền rút tố cáo. Bên cạnh đó khi người thực hiện quyền tố cáo của mình thì sẽ được pháp luật quy định về quyền được được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác. Hặc người tố cáo được thực hiện quyên tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết
Bên cạnh quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền về việc giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác thì cá nhân là người tố cáo còn được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo. Đồng thời theo như quy didhj của pháp luật thì cá nhân đó sẽ được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đề ra.
– Đối với quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tho như quy định của pháp luật tố cáo là thưc hiện việc cung cấp thông tin cá nhân quy định. Đồng thời khi thực hiện việc tố cáo thì cá nhân đó cần phải thực hiện hoạt động trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được, đấy được xem là một trong những thông tin xác thực để nhận định về hoạt động tố cáo của cá nhân đó có được thụ lý hay không. Không những vậy mà khi cá nhân thực hiện hành vi tố cáo đối với một cán bộ, côn chức, viên chức, cơ quan, tổ chức bất kỳ nào thì cũng cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo và hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu.
Mặt khác, pháp luật tố cáo cũng có quy định về việ cá nhân là người có hành vi tố cáo sai sự thật của mình gây ra thì phải bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật của Nhà nước ta đã đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tố cáo bằng việc quy định các quyền về bí mật thông tin cá nhân, tố cáo khi có căn cứ về hành vi sai phạm, rút đơn tố cáo, được khen thưởng và bồi thường thiệt hại…. Bên cạnh các quyền mà người tố cáo được pháp luật trao quyền thì người tố cáo cũng có nghĩa vụ trung thực về việc cung cấp thông tin, tài liệu, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo. Pháp luật có quy định như vậy để nhằm tránh việc lạm dụng quyền tố cáo, tố cáo sai đối tượng, sai sự thật.