Quy định về đấu thầu quốc tế. Các hình thức đấu thầu theo quy định pháp luật mới nhất. Những điều cần biết về đấu thầu quốc tế. Các ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế? Giá hồ sơ mời thầu trong đấu thầu quốc tế? Khi nào áp dụng đấu thầu quốc tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư trình tự để thực hiện đấu thầu quốc tế theo
Luật sư tư vấn:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Luật sư
Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu. Theo quy định của Luật đấu thầu 2013
“Điều 15. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
2. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Trước tiên phải đảm bảo điều kiện, yêu cầu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định trên. Về trình tự thực hiện sẽ phụ thuộc vào loại gói thầu, hạn mức áp dụng. Tất cả thủ tục này thực hiện theo từng hình thức đấu thầu theo quy định của
1. Các ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế
Theo quy định tại Điều 14
Thứ nhất: đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
– Trong trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải được cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá ( nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
– Trường hợp áp dụng phương pháp giá cố định hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh xếp hạng.
– Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.
Thứ hai: đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:
– Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá ( nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá ( nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
– Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá ( nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;
– Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó đê so sánh, xếp hạng.
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc ưu đãi đối với hàng hóa trong nước thực hiện theo quy định tại điều 5 của nghị định này.
Khi tham gia đấu thầu quốc tế các nhà thầu nước ngoài hẳn là sẽ gặp không ít những bỡ ngỡ, khó khăn đối với các vấn đề về đấu thầu ở nước khác, những ưu đãi giành cho nhà thầu nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho họ có thể thuận lợi, dễ dàng thực hiện các dự án đầu tư đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng để đảm bảo tính công bằng giữa các nhà thầu trong nước với các nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu, tránh sự phân biệt đối xử giữa các nhà thầu. Là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong mua sắm chính phủ.
2. Giá hồ sơ mời thầu trong đấu thầu quốc tế
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề như sau, trước kia khi tổ chức đấu thầu thì bên chúng tôi có lập hồ sơ mời thầu và chào bán cho các thành viên, các nhà thầu quan tâm khác, hồ sơ mời thầu mà chúng tôi bán là 1.800.000 đồng, tuy nhiên vì công ty mở rộng phát triển và tổ chức nhưng đối tượng tham gia lớn hơn, gói thầu dịch vụ trong nước không thể đáp ứng nên lần trước chúng tôi đấu thầu trong nước nhưng giờ bắt đầu đấu thầu quốc tế vậy khi tôi chuyển sang như vậy thì mức giá hồ sơ của tôi có như hồ sơ trong nước hay không ? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp này Luật đấu thầu 2013 quy định
“Điều 15. Đấu thầu quốc tế
1. Việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
2. Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất, trừ trường hợp hạn chế đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, khi gói thầu bên bạn đưa ra mà khi tổ chức đấu thầu trong nước không đảm bảo về việc thực hiện của gói thầu thì bên bạn tiến hành tổ chức đấu thầu quốc tế.
Giá hồ sơ mời thầu trong trường hợp này thực hiện như sau:
“1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.”
Như vậy, giá bán bên bạn đưa ra sẽ theo thông lệ đấu thầu quốc tế
3. Khi nào áp dụng đấu thầu quốc tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Bên em đang tổ chức thực hiện một gói thầu mua sắm hàng hóa. Hàng hóa bên em định mua sản phẩm là máy móc, theo nghiên cứu từ bộ phận kỹ thuật loại mặt hàng này tại Việt Nam có nhưng ít và tiêu chuẩn không đạt, vậy bên em có được phép tổ chức đấu thầu quốc tế để có thể mua được không?
Luật sư tư vấn:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.
Theo quy định của Luật đấu thầu 2013 việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế;
+ Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế;
+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bạn phải khẳng định chính xác được hàng hóa mà bên bạn định mua không “thông dụng” chưa nhập khẩu hay chào bán rộng rãi ở Việt Nam thì mới có thể áp dụng được đấu thầu quốc tế.