Vu oan cho người khác xử lý thế nào? Em là đảng viên em bị xúc phạm, bị hăm dọa và vu oan thì em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào quý anh chị em là đảng viên em bị xúc phạm bị hăm dọa và vu oan thì em phải làm những gì và kiện người vu oan ra sao?
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bên bạn trình bày, bạn bị xúc phạm, hăm dọa và vu oan. Tuy nhiên để giải quyết những nội dung này bạn cần phải đảm bảo các vấn đề bao gồm:
+ Hành vi của họ đã thực hiện hay chưa?
+ Vu oan (vu khống) về nội dung gì?
+ Cơ quan có thẩm quyền đã can thiệp chưa?
Căn cứ pháp lý giải quyết trong trường hợp này gồm:
+ Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
Thứ nhất: Trách nhiệm dân sự
Nếu như bạn bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm từ một cá nhân khác ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự của mình bạn có thể yêu cầu trực tiếp cải chính thông tin, yêu cầu bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự 2005:
« Điều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Trường hợp này phải có căn cứ xác minh thiệt hại xảy ra mới có quyền yêu cầu bồi thường.
Thứ hai: Trách nhiệm hành chính
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu như hai bên không giải quyết được, bạn có thể tố cáo hành vi mà bên đã thực hiện gây ra lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo Nghị định 167/2013/NĐ – CP mức phạt áp dụng cho bên có hành vi vi phạm như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.”
Thứ ba: Trách nhiệm hình sự
Theo thông tin bạn cung cấp thì người này có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121. Bộ luật Hình sự
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;…”
Nếu như đe dọa và vu khống bên bạn, bạn lưu ý phải chắc chắn hành vi đó xảy ra, bạn có thể trình báo lên cơ quan quan công an có thẩm quyền để được giải quyết.