Mua bán nhà có bắt buộc công chứng không? Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ ra phường xác nhận thì có giá trị hiệu lực pháp lý không?
Mua bán nhà có bắt buộc công chứng không? Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ ra phường xác nhận thì có giá trị hiệu lực pháp lý không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp nhà ở chỉ ra phường xác nhận việc mua bán nhà ở vào hợp đồng có đúng quy định không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về hình thức hợp đồng mua bán nhà ở:
Điều 122 Luật nhà ở 2014 quy định:
"Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
c) Thuê mua nhà ở xã hội;
d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.
Như vậy, hợp đồng mua bán nhà ở phải có công chứng tại văn phòng công chứng hoặc được chứng thực tại Uỷ ban nhân dân trừ các trường hợp được quy định ở trên.
Đối với hợp đồng mua bán nhà ở không thuộc trường hợp được ngoại trừ ở trên mà chưa được công chứng, chứng thực thì chưa có giá trị pháp lý, đồng nghĩa với việc quyền sở hữu nhà ở chưa được chuyển giao sang cho người mua.
Do vậy, việc mua bán chỉ có xác nhận của UBND phường là chưa đúng quy định về hình thức giao dịch.
Điều 134 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
"Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu."
Do đó, nếu có tranh chấp xảy ra, giao dịch này bị xác định là vô hiệu. Khi đó, giao dịch này phát sinh hậu quả pháp lý như sau:
Điều 137 Bộ Luật dân sự 2005 quy định :
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Từ quy định trên, khi được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Như vậy, bạn và bên bán cần thực hiện đúng các thủ tục sang tên theo quy định. Việc lập hợp đồng mua bán nhà ở phải được công chứng, chứng thực tại các văn phòng công chứng hoặc các cơ quan có chức năng công chứng để tính pháp lý của giao dịch được xác lập.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở không công chứng
– Văn bản chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn
– Hợp đồng mua bán nhà ở có phải công chứng không?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại