Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Khi nào doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo tình hình hoạt động? Thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động? Hình thức xử phạt đối với hành vi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động? Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động?
Hiện nay, việc cho thuê lại lao động diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải người sử dụng lao động nào cũng nắm rõ về các quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động, đặc biệt là vấn đề báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động. Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động thì bắt buộc phải làm thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động. Vậy báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Quy định về báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP
1. Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 52
Theo đó, việc báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu là một thủ tục bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt cho thuê lại lao động. Trong đó, bản báo cáo về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động là văn bản tổng hợp tình hình cho thuê lại lao động và kết quả việc thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.
Về thời hạn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động sẽ được tiến hành định kỳ 6 tháng và theo định kỳ hàng năm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải gửi Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê đặt trụ sở chính, đồng thời gửi báo cáo về Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo định kỳ hàng năm.
2. Khi nào doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo tình hình hoạt động?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 thì doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo định kỳ 06 tháng và hàng năm theo quy định của pháp luật. Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, và được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời doanh nghiệp phải gửi báo cáo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại lao động sang địa bàn tỉnh khác hoạt động. Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo định kỳ 06 tháng phải được gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo định kỳ hàng năm phải được gửi trước ngày 20 tháng 12.
3. Thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải thực hiện báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo định kỳ 06 tháng và hàng năm. Thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động được thực hiện như sau:
– Trình tự thực hiện thủ tục hành chính: Định kỳ 6 tháng và hàng năm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động phải gửi Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê đặt trụ sở chính, đồng thời gửi báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động về Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động phải trước ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 hàng năm.
– Cách thức thực hiện: doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ bao gồm bản báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Đối tượng thực hiện thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động: Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
– Cơ quan thực hiện thủ tục báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động – theo mẫu số 09/PLIII Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
– Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định 145/2020/NĐ-CP
4. Hình thức xử phạt đối với hành vi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động
Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động có hành vi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động sẽ bị phạt tiền theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể theo quy định tại 3 Điều 12 Nghị định 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động… thì đối với trường hợp doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động của doanh nghiệp bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp cho thuê lại lao động đặt trụ sở chính và Thanh tra lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động
5.1. Điều kiện để doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Điều 54
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật, trong đó để được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm:
+ Doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện có người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp theo quy định; người đại diện phải không có án tích và đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
+ Doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng.
– Doanh nghiệp có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
5.2. Thời hạn cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53
Theo đó, thời hạn tối đa doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động được sử dụng cho thuê lại đối với người lao động tối đa là 12 tháng. Trong khi đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 145, thì thời hạn của Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp tối đa là 60 tháng và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.
5.3. Danh mục các công việc được cho thuê lại lao động
Theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP về danh mục các công việc được cho thuê lại lao động tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định này thì có 20 công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, bao gồm: Phiên dịch/ Biên dịch/ Tốc ký; Thư ký/Trợ lý hành chính; Lễ tân; Hướng dẫn du lịch; Hỗ trợ bán hàng; Hỗ trợ dự án; Lập trình hệ thống máy sản xuất; Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông; Vận hành/ kiểm tra/ sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất; Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy; Biên tập tài liệu; Vệ sĩ/Bảo vệ; Tiếp thị/ Chăm sóc khách hàng qua điện thoại; Xử lý các vấn đề tài chính, thuế; Sửa chữa/ Kiểm tra vận hành ô tô Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/ Trang trí nội thất; Lái xe; Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển; Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí; Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/ Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/ Giám sát bay.
5.4. Điều kiện để sử dụng lao động cho thuê lại
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật lao động năm 2019, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau:
– Sử dụng lao động thuê lại để đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong một khoảng thời gian nhất định;
– Trường hợp thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
Tuy nhiên, cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật lao động năm 2019, bên thuê lại lao động sẽ không được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau:
– Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp bên thuê lại lao động không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;