Tôi có cho một người bạn vay 500 triệu nhưng họ không trả, tôi có thể khởi tố về tội lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, vì lòng tin tôi có cho một người bạn vay 500 triệu với lãi suất 2,5%/tháng. Anh ta dùng số tiền đó để cho vay nặng lãi nhưng tôi không biết. Mới được hai tháng thì anh ta không trả lãi cho tôi và
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó hợp đồng vay tài sản xuất phát từ ý chí của hai bên, dựa trên tinh thần thỏa thuận và thời hạn trả, lãi suất trả. Bạn và bên vay đều có thỏa thuận về vấn đề vay lãi và mức lãi suất. Như vậy, sự việc của bạn mang bản chất của dân sự.
Mặt khác, theo quy định tại “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 thì:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc bốn triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Theo đó, đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì dựa vào lòng tin có sẵn đối với chủ sở hữu tài sản, người phạm tội có tài sản trong tay do lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt, ý định phạm tội chỉ có khi đã thực hiện hoặc thanh toán hợp đồng.
>>> Luật sư
Hơn thế nữa, Đối với tội lạm dụng tín nhiệm thì việc giao và nhận hoàn toàn ngay thẳng dựa trên hợp đồng (vay, mượn, thuê..) và sự tín nhiệm (người quen biết..). Sau khi có được tài sản mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn bỏ trốn hoặc đánh tráo, hoặc gian dối là bị mất…Không trả lại tài sản do không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như đánh bạc, cầm đồ…
Đối chiếu trường hợp của bạn thì bạn thì hành vi của người đó cũng xuất phát từ ý chí vay mượn trên hợp đồng, tuy nhiên việc mục đích sử dụng nguồn tài sản đó bạn chưa nói rõ là có sự gian dối hay thật. Nếu là gian dối thì bạn hoàn toàn có thể trình báo ra cơ quan có thẩm quyền về hành vi lạm dụng tím nhiệm chiếm đoạt tài sản.