Vấn đề kiểm tra về an toàn thực phẩm cần được Nhà nước ta quan tâm hơn nữa và đưa ra các chính sách cụ thể. Trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm cần lập mẫu báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm là gì?
- 2 2. Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm:
- 4 4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- 5 5. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
1. Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm là gì?
An toàn vệ sinh thực phẩm được hiểu là việc các cơ sở kinh doanh luôn giữ cho thực phẩm tươi sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý và kiểm tra, thẩm định, cấp phép hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau khi thực hiện kiểm tra cần lập mẫu báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm để đưa ra những đánh giá, kiến nghị. Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm được sử dụng phổ biến trong thực tế và có ý nghĩa, vai trò quan trọng.
An toàn thực phẩm luôn là một trong những mối quan tâm của toàn xã hội nhất là trong bối cảnh hiện nay bởi nó có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm được lập ra để ghi chép lại những báo cáo về quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm của đoàn kiểm tra. Mẫu nêu rõ thông tin đoàn kiểm tra, các đặc điểm, tình hình chung, kết quả kiểm tra, nhận xét đánh giá và các kiến nghị của cơ quan kiểm tra.
2. Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
(Kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày …. tháng …. năm …..
BÁO CÁO
Kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Các nhóm đối tượng được kiểm tra;
2. Địa bàn kiểm tra và số cơ sở được kiểm tra;
3. Tình hình an toàn thực phẩm qua kiểm tra;
(Đánh giá tình hình an toàn thực phẩm theo nội dung kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư).
4. Tình hình vi phạm, xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm:
(Chi tiết tên cơ sở, hành vi, kiến nghị xử lý)
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
IV. KIẾN NGHỊ
(Các phụ lục kèm theo báo cáo: ……………………………)
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA Hoặc
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm:
– Phần mở đầu:
+ Báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm. (Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
+ Tên cơ quan chủ quan.
+ Tên cơ quan kiểm tra.
+ Tên đoàn kiểm tra.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập báo cáo.
+ Tên biên bản cụ thể là báo cáo kết quả kiểm tra về an toàn thực phẩm.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Đặc điểm tình hình chung.
+ Kết quả kiểm tra.
+ Nhận xét, đánh giá chung.
+ Kiến nghị của đoàn kiểm tra.
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan kiểm tra hoặc trưởng đoàn kiểm tra.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Cơ sở pháp lý:
Luật an toàn thực phẩm 2010.
Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4.1. Các trường hợp không cần phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm:
Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều cần phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp sau theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP bao gồm:
– Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.
– Các cơ sở sơ chế nhỏ lẻ.
– Các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
– Các cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn.
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
– Các cơ sở nhà hàng trong khách sạn.
– Các cơ sở bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
– Ngoài ra, còn có các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
4.2. Trình tự thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
– Các tổ chức, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ cần nộp theo quy định của Pháp luật.
– Các tổ chức, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Công Thương.
– Thời gian nộp hồ sơ: trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.
– Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và trả kết quả cho tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm.
– Khi có kết quả, các tổ chức, doanh nghiệp nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Công Thương.
– Thời gian nhận kết quả: trong giờ hành chính vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Thành phần hồ sơ:
– Thứ nhất, đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Thứ hai, bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất thực phẩm.
– Thứ ba, bảng thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bi, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.
– Thứ tư, bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thực về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định.
– Thứ năm, bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận sửa khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất do cơ quan y tế cấp quận, huyện theo quy định.
Số lượng hồ sơ: Hai bộ hơ sơ.
5. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Căn cứ pháp lý: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Trách nhiệm chung của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với người tiêu dùng thực phẩm được quy định như sau:
Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Trong đó, theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 liên quan đến trách nhiệm của thương nhân trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, đó là trách nhiệm “Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật” và “Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa”.
Chúng ta đều biết, việc ghi nhãn mác hàng hóa là một hình thức đảm bảo cho thông tin về thực phẩm được cung cấp đầy đủ từ đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng dựa vào đó để lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của mình. Thực hiện cảnh báo về nguy cơ gây nguy hiểm của thực phẩm là trách nhiệm mà chỉ có nhà sản xuất hoặc kinh doanh thực phẩm có thể thực hiện bởi vì họ là chủ thể hiểu rõ nhất về thực phẩm mà mình đang sản xuất và kinh doanh.
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật và bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra:
Một trong những quy định mang tính đột phá nhất của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 là quy định tại Điều 23 quy định về: Bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra hay gọi cách khác là trách nhiệm sản phẩm. Cùng với đó là quy định về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật tại Điều 22 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Các quy định này có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu sản xuất. Đây chính là rào cản pháp lý hữu hiệu để các nhà sản xuất, kinh doanh nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng thực phẩm trong quá trình sản xuất, bảo quản thực phẩm nếu không muốn bị truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm mình sản xuất ra gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Thực phẩm có khuyết tật ngay từ giai đoạn sản xuất nếu được đưa vào lưu thông thì hậu quả tất yếu sẽ thiệt hại cho người tiêu dùng về tính mạng, sức khỏe và tài sản. Chính vì vậy, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật và bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.
Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng:
Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Theo đó, có bốn phương thức giải quyết tranh chấp đó là:
– Thứ nhất, thương lượng,
– Thứ hai, hòa giải.
– Thứ ba, trọng tài.
– Thứ tư, tòa án.
Lưu ý: Luật còn quy định không được thương lượng, hòa giải trong trường hợp tranh chấp gây thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng và lợi ích công cộng.