Thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý và kiểm tra, thẩm định của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm của các cá nhân, tổ chức cần lập mẫu kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm là gì?
Tình trạng sức khỏe suy yếu bắt gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người lớn và người cao tuổi do sinh hoạt không khoa học, môi trường sống bị ô nhiễm và chất lượng thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy, việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết và bắt buộc đối với các doanh nghiệp chế biến, buôn bán thực phẩm. Các quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cần được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Mẫu kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
Hiểu một cách đơn giản nhất, an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ. Việc kiểm tra công tác an toàn thực phẩm để đề phòng việc ngộ độc, nhiễm độc, tử vong do thực phẩm bẩn hay mất vệ sinh. Chính vì thế, cộng đồng cần phải chung tay để việc giữ gìn vệ sinh và công tác kiểm tra công tác an toàn thực phẩm được hiệu quả trong quá trình sử dụng thực phẩm. Mẫu kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm được lập ra để ghi chép lại kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mẫu nêu rõ thông tin cơ quan kiểm tra, căn cứ pháp lý,…
2. Mẫu kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày …. tháng …. năm ….
KẾ HOẠCH
Kiểm tra an toàn thực phẩm năm…….
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ …….. (Luật và Nghị định liên quan);
Căn cứ Thông tư số ……/2015/TT-BYT ngày tháng năm 2015 của Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
(Cơ quan kiểm tra) xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm ……….. như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. Nội dung kế hoạch
1. Nội dung kiểm tra
2. Đối tượng, phạm vi, địa bàn kiểm tra
3. Thời gian tiến hành
4. Đoàn kiểm tra
5. Kinh phí
III. Tổ chức thực hiện
(Phân công trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị, cá nhân liên quan).
Nơi nhận:
– …….;
– Lưu: VT…..
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm:
– Phần mở đầu:
+ Kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm (Kèm theo
+ Tên cơ quan chủ quan.
+ Tên cơ quan kiểm tra.
+ Ghi đầy đủ thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập kế hoạch.
+ Tên biên bản cụ thể là kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ pháp lý lập kế hoạch kiểm tra công tác an toàn thực phẩm.
+ Nội dung mục đích, yêu cầu.
+ Nội dung tổ chức thực hiện. (Phân công trách nhiệm thực hiện cho các đơn vị, cá nhân liên quan)
– Phần cuối biên bản:
+ Nơi nhận.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan kiểm tra.
4. Nguyên tắc kiểm tra an toàn thực phẩm:
Căn cứ pháp lý:
Theo Điều 3 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định nội dung như sau:
“1. Tuân thủ nguyên tắc quy định tại Khoản 4 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm.
2. Không chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian kiểm tra. Trong trường hợp có sự trùng lặp về kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp dưới và kế hoạch kiểm tra của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý chồng chéo theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
– Thứ nhất phải khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử.
– Thứ hai phải bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức.
– Thứ ba không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Thứ tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
– Ngoài ra, không chồng chéo về đối tượng, địa bàn và thời gian kiểm tra.
Khi tham gia hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên để quá trình kiểm tra diễn ra đúng trình tự và đảm bảo chính xác.
5. Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm:
Căn cứ pháp lý: Thông tư 48/2015/TT-BYT Quy định hoạt động kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
5.1. Trình tự kiểm tra an toàn thực phẩm:
Theo Điều 9 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định nội dung như sau:
Đầu tiên, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm ban hành quyết định kiểm tra gồm các nội dung sau đây:
– Địa bàn và phạm vi kiểm tra.
– Hình thức kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất).
– Thời kỳ kiểm tra.
– Thời hạn kiểm tra.
– Thành phần đoàn kiểm tra.
– Nhiệm vụ của đoàn kiểm tra.
Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm cần thực hiện kiểm tra theo trình tự sau đây:
– Thứ nhất phải công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra.
– Thứ hai phải tiến hành kiểm tra theo các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT.
– Thứ ba tiến hành lập biên bản kiểm tra: Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BYT; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BYT; Biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo mẫu quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2015/TT-BYT.
– Thứ tư cơ quan kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 11 Thông tư 48/2015/TT-BYT.
– Cuối cùng phải ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư 48/2015/TT-BYT.
5.2. Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp:
Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp được thực hiện qua ba bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm:
Đối với bước này, việc đầu tiên các cơ quan chức năng sẽ thực hiện lấy mẫu thành phẩm của thực phẩm tại cơ sở kinh doanh thực phẩm. Sau đó tiến hành đưa mẫu thành phẩm mang về để phân tích thành phần và kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm dựa theo quy chuẩn được nhà nước ban hành trong các văn bản pháp luật.
Việc lấy mẫu thành phẩm là bước vô cùng quan trọng khi thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc lấy mẫu thành phẩm giúp đánh giá sự phù hợp của thực phẩm với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu chất lượng. Trong từng trường hợp, tùy thuộc vào mỗi loại thực phẩm, sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau và những quy định kiểm tra cụ thể khác nhau.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng và nộp tới cơ quan chức năng:
Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Bản công bố hợp quy, phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
– Kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong vòng mười hai tháng.
– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Kế hoạch kiểm soát chất lượng Kế hoạch giám sát định kỳ.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với đối tượng phải cấp).
– Mẫu nhãn sản phẩm.
– Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
– Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh.
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ công bố chất lượng và tiến hành xử phạt đơn vị kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm:
Hồ sơ công bố chất lượng sau khi đã được nộp tới cơ quan chức năng Nhà nước, nếu còn thiếu giấy tờ hay sai sót nội dung cần nhanh chóng chỉnh sửa hoặc bổ sung kịp thời để đáp ứng đúng yêu cầu pháp luật. Nếu để kéo dài thời gian sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó do chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt, việc này còn tạo cơ hội cho đối thủ kinh doanh mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng,
Sau khi đã có kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu mẫu thành phẩm mang về được đánh giá không đạt chất lượng an toàn thực phẩm (hay thực phẩm bẩn) sẽ bị cơ quan thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật và yêu cầu tiêu hủy số thực phẩm không đảm bảo trên.