Quy định của pháp luật về Giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi? Thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bảo vệ? Ý nghĩa của việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi?
Như chúng ta đã biết, Người lao động theo quy định của pháp luật, trong thời gian làm việc thì sẽ có các chế độ khác nhau một trong số đó rất được quan tâm đó là Thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Vì tùy theo nhu cầu và sức khỏe mà người lao động có thể lựa chọn các công việc phù hợp cho mình. Trong trường hợp cụ thể như Thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bảo vệ được quy định như thế nào? để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về Giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi
1.1. Quy định về giờ làm việc
Theo quy đinh của pháp luật quy định về giờ làm việc đối vơi lao động được quy định như sau:
– Thời giờ làm việc bình thường tức là Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần theo quy định của pháp luật.
– Đối với Giờ làm việc ban đêm quy định Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau
– Làm thêm giờ được quy định đó là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động và người lao động có quyền và trách nhiệm đối với thời gian làm thêm giờ đó
– Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt ở đây là Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp như Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật hay Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
1.2. Quy định về thời gian nghỉ ngơi
Theo quy đinh của pháp luật quy định về giờ Nghỉ ngơi đối vơi lao động được quy định như sau:
– Nghỉ trong giờ làm việc Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục và trong các Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
– Nghỉ chuyển ca được hiểu là Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
– Nghỉ hằng tuần là Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày theo quy định
– Nghỉ lễ, tết là khoảng thời gian nghỉ đối với các dịp lễ tết ở Việt Nam như nghỉ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch) Tết Âm lịch: 05 ngày, Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch), nghỉ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch) và Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau), Nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
– Nghỉ hàng năm đó là khoảng thời gian với các trường hợp được chia thành:
+ Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
+ Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc
+ Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ theo quy định
– Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày theo quy định của pháp luật
– Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương tức là Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp theo quy định.
2. Thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bảo vệ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm bảo vệ tại Bệnh viện đa khoa huyện kí hợp đồng 36 tháng, trước kia có 6 bảo vệ phân nhau theo ca làm. Tuy nhiên, mới gần đây thay giám đốc bệnh viện mới nên giảm bớt còn 3 người và bắt chúng tôi trực 24/24 giờ, có thay nhau ngủ thì thay. Tôi xin hỏi luật sư, điều đó đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại
Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo quy định này thì thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/1 tuần. Nếu phía giám đốc bệnh viện yêu cầu bạn làm 24/24 giờ, mặc dù có cho phép luân phiên nghỉ ngơi, nhưng thời gian đó là quá thời giờ làm việc bình thường. Nếu quá thời gian đó thì phía bệnh viện phải trả thêm tiền làm thêm giờ.
Như vậy, nhân sự bên công ty bạn có quyền làm đơn khiếu nại đề nghị phía bệnh viện thực hiện chế độ làm việc cho lao động làm việc trong môi trường bình thường đúng theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp bạn cũng thống nhất thỏa thuận với bệnh viện về việc tăng ca, làm thêm giờ thì bạn sẽ được hưởng các quyền lợi đối với lao động tăng ca. Nếu trong trường hợp bạn không đồng ý tăng ca, phía bệnh viện vẫn ép buộc bạn trực 24 giờ trong một ngày có luân phiên nghỉ ngơi thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi bệnh viện bạn đang đóng trụ sở để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho mình.
3. Ý nghĩa của việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của Người lao động nói riêng và với con người nói chung, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, và phải được pháp luật can thiệp, pháp luật bảo vệ. và Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước Việt Nam Ghi nhận.
Pháp luật lao động Ở Việt Nam quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, điều đó tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, tạo ra các có lợi cho cả hai bên đó là người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, và vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, và tăng chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con người.
Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người và xã hội vì đó là căn cứ để mỗi doanh nghiệp xác định sát và đúng chi phí nhân công, và tính tổng mức tiền lương phải chi trả cho người lao động theo các trường hợp làm việc và nghỉ ngơi khác nhau.
+ Người lao động biết rõ chế độ thời giờ làm việc của mình, chủ dộng thời giờ nghỉ ngơi sẽ chủ động bố trí quỹ thời gian cá nhân hàng ngày, và hàng tuần, hàng năm, từ đó càng tự giác tuân thủ kỷ luật và nội quy lao động của doanh nghiệp.
+ Các Chế độ thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý để thanh tra lao động nói riêng và cơ quan phụ trách quản lý lao động nói chung làm chức năng bảo vệ việc thực hiện pháp luật lao động nghiêm minh, và hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý cho các nơi sử dụng lao động.
Qua bài viết này chúng tôi cung cấp các thông tin giải quyết vấn đề Thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi của nhân viên bảo vệ và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.