Qua phà không mặc áo phao sẽ bị phạt đúng không? Mức xử phạt khi không mặc áo phao qua phà? Người lái phà, lái đò sẽ bị xử phạt thế nào khi khách đi đò, đi phà không mặc áo phao?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi về quê ở Hưng Yên, bình thường qua phà song tôi không mặc áo phao bao giờ. Đến nay tôi nghe được thông tin là không mặc áo phao sẽ bị phạt. Xin luật sư giải đáp giúp tôi có bị phạt không?
Luật sư tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Về quy định bắt buộc mặc áo phao qua đò, phà
Trước đây,
Do đó đến khi Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa 2014 thì việc mặc áo phao khi đi qua đò, qua phà được xem là một điều kiện hoạt động của phương tiện. Theo đó theo Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa 2014 như sau:
“1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 1 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa và bảo đảm điều kiện an toàn như sau:
a) Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị rò nước vào bên trong; phương tiện phải thắp một đèn có ánh sáng trắng ở nơi dễ nhìn nếu hoạt động vào ban đêm; phương tiện chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện và có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện;
b) Máy lắp trên phương tiện phải chắc chắn, an toàn, dễ khởi động và hoạt động ổn định;
c) Phương tiện phải được kẻ hoặc gắn số đăng ký, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
d) Phương tiện phải được sơn vạch dấu mớn nước an toàn và khi chở người, chở hàng không được ngập qua vạch dấu mớn nước an toàn. Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn một vạch có màu khác với màu sơn mạn phương tiện; vạch sơn có chiều rộng 25 milimét, chiều dài 250 milimét nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài lớn nhất của phương tiện; mép trên của vạch sơn cách mép mạn 100 milimét đối với phương tiện chở hàng, cách mép mạn 200 milimét đối với phương tiện chở người.
4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm điều kiện an toàn quy định tại điểm a khoản 3 Điều này”.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về các mức xử phạt vi phạm, tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
2. Về mức xử phạt khi không mặc áo phao qua đò, phà
Như vậy, nếu muốn đủ hoạt động thực hiện chở người bằng phà thì phương tiện đó phải đảm bảo “có đủ áo phao hoặc dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện”, nếu trong trường hợp không đảm bảo đủ điều kiện theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 132/2015/ NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa thì mức xử phạt được xác định như sau:
“Điều 27. Vi phạm quy định của hành khách
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách;
b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện”.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Theo quy định như trên, nếu đi qua đò, qua phà mà không mặc áo phao không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách ngang sôngsẽ bị xử phạt vi phạm từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Theo quy định tại khoản 4 Điều 23
Như vậy mức tiền phạt trong trường hơp này được xác định cụ thể là 150.000 đồng.
→ Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568 – Một cuộc gọi, giải quyết mọi vấn đề pháp luật.
3. Tai nạn do không mặc áo phao đi đò, phà
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế những vụ tai nạn đường thủy đáng tiếc xảy ra tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam vụ lật ghe trên sông Vu Gia xảy ra vào 15 giờ 10 ngày 25.2, khiến 6 người chết, hay vụ lật xá lan tại Sóc Trăng khiến cho 1 cháu bé tử vong, 1 cháu bé mất tích thì mức xử phạt như vậy là quá nhẹ và chưa đủ sức răn đe.
Nguyên nhân của các vụ tai nạn nêu trên một phần do các phương tiên gia dụng đều do người dân và các cơ sở sản xuất thủ công tự động, không theo quy chuẩn kỹ thuật không có thử nghiệm và kiểm định về an toàn giao thông. Việc người dân đưa phương tiên đi vào hoạt động mang tính tự phát, phục vụ như cầu đi lại, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản. Mà hầu hết các phương tiện gia dụng không đươc trang bị áo phao, thiết bị cứu sinh và thiết bị an toàn theo quy định của pháp luật.
Hiệu lực hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quy định pháp luật cũng như hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thủy đối với việc sử dụng và tham gia giao thông bằng phương tiện gia dụng đều chưa có ý thức về an toàn, không quan tâm đến viêc sử dụng áo phao hoặc phao cứu sinh.
Để hạn chế tai nạn giao thông đường thủy và ngăn chặn tình trạng tàu, thuyền tự ý hoạt động, cảng vụ vừa tổ chức tập huấn kỹ năng an toàn cho chủ phương tiện, yêu cầu các chủ tàu, thuyền ký cam kết chấp hành nghiêm quy định an toàn, không tùy tiện chở khách trên các tuyến kênh, sông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện những quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, trong đó trọng tâm là tổ chức tốt việc triển khai thực hiện Luật giao thông đường thủy nội địa và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật bằng những hình thức, biện pháp sát thực, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng tham gia giao thông và tình hình kinh tế, dân trí từng khu vực. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông thủy nội địa cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa đối với những tổ chức, cá nhân tham gia giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt tại những bến thủy, bến khách dọc tuyến, ngang sông, bến phà, các cầu trọng yếu… Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định, các lực lượng chức năng liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc xử lý những vi phạm có tính chất phức tạp để giải quyết có hiệu quả. Việc kiểm tra và xử lý vi phạm phải được thực hiện quyết liệt, triệt để; cần áp dụng các biện pháp mạnh có tính răn đe, giáo dục, đặc biệt đối với những nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông . Trước tình hình phức tạp trong hoạt động khai thác giao thông đường thủy hiện nay, công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm có vai trò quan trọng, nếu không nói là yếu tố quyết định, trong việc thiết lập và duy trì trật tự an toàn, kiềm chế tai nạn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, các bộ, UBND các địa phương quan tâm về tổ chức, biên chế và trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật để các lực lượng chức năng có thể thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đồng thời, chú trọng rà soát các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, quy định về mức và hình thức xử phạt, như: có tịch thu được phương tiện là tang vật, có hành vi vi phạm hay không; mức xử phạt vi phạm hành chính, các quy định về xử lý hình sự các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa đã đủ sức răn đe chưa…; các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, bao gồm các điều kiện hoạt động của phương tiện và thuyền viên, người điều khiển phương tiện thủy nội địa; trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện.
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật trực tuyến, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568