Có bị coi là đồng phạm trong tội cướp tài sản không? Chỉ đi cùng mà không tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có người bạn tên là Tuấn, sinh 12/1995. Vừa rồi Tuấn có liên quan 1 vụ cướp xe máy. Có 3 người liên vụ cướp, ngồi trên xe và Tuấn là người ngồi giữa. Tuấn không cầm lái cũng như không trực tiếp gây án mà chỉ đi theo. Hiện nay, Tuấn đang trốn ở nhà sợ bị công an bắt. Vậy cho em hỏi Tuấn có phạm tội cướp không, sẽ chịu mức án như thế nào? Mong nhận được tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
“Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Đối với trường hợp này Tuấn không có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, ( tức không thực hiện tội phạm). Đồng thời, Tuấn không có hành vi giúp đỡ những người kia để thực hiện hành vi phạm tội (tức không phải đồng phạm với 2 người kia về Tội cướp tài sản) . Như vậy, Tuấn không phạm tội cướp tài sản.
Luật sư
Mặc dù Tuấn không tham gia thực hiện hành vi phạm tội nhưng Tuấn có biết về hành vi phạm tội của 2 người kia và không tiến hành tố giác thì Tuấn có thể phạm tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
“Điều 314. Tội không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hình phạt tù đối với hành vi cướp tài sản
- 2 2. Cướp tài sản tuổi vị thành niên bị xử lý như thế nào?
- 3 3. Cướp tài sản nhưng bị hại đã rút đơn thì có bị đi tù không?
- 4 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản
- 5 5. Cướp tài sản của người khác 33 triệu truy cứu như thế nào?
- 6 6. Tố cáo hành vi cưỡng dâm và cướp tài sản
1. Mức hình phạt tù đối với hành vi cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp em trường hợp sau ạ
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra doạ: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết.
Hỏi hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?
Luật sư tư vấn:
Hành vi mà A, B thực hiện trong tình huống này đã thỏa mãn cấu thành của tội cướp tài sản theoĐiều 133 Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:
Về khách thể: Đối với tội cướp tài sản khách thể của tội phạm bao gồm cả quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân , hay nói cách khác tội cướp tài sản là tội cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể. Trong đó khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm tới quan hệ tài sản. Nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cướp tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quan hệ xã hội thì chưa phản ánh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản.
Như vậy, trong tình huống trên A và B với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác đã rủ nhau đi mua súng, nhưng khi không mua được súng thật A, B đã mua một khẩu súng nhựa. A đã có hành vi rút súng để đe dọa C, D: “ngồi im không tao bắn chết” nhằm cướp chiếc xe máy của C, D. Với hành vi này, Avà B đã có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của C, D vì đã trực tiếp đe dọe tính mạng, sức khỏe của C, D. Sau khi đe dọa được C, D bằng súng giả A, B đã thực hiện hành vi lấy chiếc xe máy của C, D mang đi bán hành vi này đã xâm phạm đến quyền sở hữu của C, D.
Về mặt khách quan:Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự quy định như sau: “ Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Như vậy theo quy định của điều luật có ba dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản đó là:
- Hành vi dùng vũ lực:
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc:
- Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Trong tình huống trên A, B với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác đã cùng nhau đi tìm mua súng khi không mua được súng thật thì đã mua một khẩu súng nhựa. Sau đó, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra doạ: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. Như vậy căn cứ vào các tình tiết trên đối chiếu với khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự thì hành vi mà A, B thực hiện là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản.
Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản hoặc chống cự lại việc chiếm đoạt tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay.Ví dụ như hành vi dí dao vào cổ, dí súng vào bụng yêu cầu người bị hại giao tài sản ngay nếu không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức.
Trong trường hợp này A đã có hành vi rút súng ra đe doạ C và D buộc C và D phải ngồi im để A , B lấy chiếc xe máy nếu không A sẽ bắn chết ngay, trong tình thế này để bảo toàn tính mạng của mình C, D chỉ còn cách ngồi im để B lấy chiếc xe máy đi. Như vậy A không những rút súng ra đe dọa mà thêm vào đó là lời đe dọa: “ ngồi im không tao bắn chết” qua hành vi và lời đe dọa của A, có thể thấy rằng nếu trong lúc đó C, D có hành vi kháng cự lại thì việc A bắn C, D hay nói cách khác là vũ lực sẽ được sử dụng ngay tức khắc và như thế thì tính mạng của mình sẽ bị xâm hại do C, D hoàn toàn không biết súng mà A sử dụng là súng nhựa. Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc của A thể hiện rõ tính chất mãnh liệt, hành vi đe dọa đó đã làm cho C, D tê liệt về ý chí kháng cự, bởi trong tình huống này với sự đe dọa của A đã làm cho C, D thấy rằng vũ lực sẽ xảy ra ngay nếu họ kháng cự, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi và trên thực tế thì C, D đã không phản ứng gì khi B lấy chiếc xe máy đi.Việc C, D lo lắng cho tính mạng của mình và cho rằng nếu phản kháng thì A sẽ bắn chết ngay là hoàn toàn có cơ sở điều đó không những thể hiện qua tính chất mãnh liệt của hành vi của A mà còn thể hiện qua công cụ mà A sử dụng đó là súng. Trong trường hợp này C, D hoàn toàn không biết súng mà A sử dụng là súng giả nên A, B họ chỉ biết rằng đó là một loại vũ khí nguy hiểm và tính mạng của họ đang nguy hiểm.
Nói tóm lại, trong tình huống này A, B đã có hành vi đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản của C, D. Hành vi của A, B đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự.
Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này A, B biết rõ hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc của mình là hành vi trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn hành vi đó đè bẹp hoặc làm tê liệt được sự chống cự của C, D để có thể có thể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản. Và mong muốn chiếm đoạt được tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác của A, B đã được thể hiện rõ ngay từ khi 2 người này cùng đi tìm mua súng và thể hiện rõ hơn khi thực hiện hành vi đã nêu trên. Như vậy lỗi của A, B trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.
Về chủ thể: chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể bình thường nên chỉ đòi hỏi có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Như vậy trong trường hợp này do đề bài không đề cập đến độ tuổi cũng như năng lực TNHS của A, B nên có thể mặc nhiên cho rằng A, B có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
2. Cướp tài sản tuổi vị thành niên bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị! Tôi có một câu hỏi rất mong được Công ty giải đáp giúp. Trong nhóm của em trai tôi có một bạn gái tên Linh, bạn gái này có quan hệ với một người tên Đạt. Nhưng thời gian gần đây Linh không muốn tiếp tục quan hệ với Đạt nữa. Đạt biết được ý định của Linh và dọa nạt nếu không tiếp tục quan hệ sẽ tung clip và ảnh nóng lên internet. Do vậy, Linh đã nhờ nhóm bạn của em trai tôi giải quyết hộ. Nhóm của em trai tôi đến gặp và đánh Đạt. Trong quá trình đánh, Đạt tự nguyện đưa điện thoại của Đạt cho nhóm em trai tôi và nói “Coi như là để xin lỗi Linh”. Nhóm em trai tôi cầm điện thoại đó đi bán được 2 triệu đồng và mua bông băng cho Đạt, trở Đạt ra bến xe bus. Vài ngày sau Đạt kiện nhóm em trai tôi vì tội đánh người cướp tài sản. Hiện em trai tôi đã bị công an bắt. Khi bị bắt giữ em trai tôi đã thành khẩn khai báo hết sự thật. Năm nay, em trại tôi 17 tuổi và phạm tội lần đầu. Như vậy mức phạt tù cho em tôi là ra sao? Rất mọng nhận được sự trả lời cũng như những lời khuyên từ phía công ty. Tôi xin cảm ơn quý công ty!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 133 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì tội Cướp tài sản được quy định như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Đầu tiên, tôi xin nói về mặt chủ thể, em bạn đã 17 tuổi tức đã đạt tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009
Về mặt hành vi, chiếu theo quy định của “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 xét hành vi cụ thể trong tình huống ta thấy hành vi của nhóm em trai bạn đã cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009
Tuy nhiên do trong tình huống trên, bạn không nói rõ tỷ lê thương tật của Đạt là bao nhiêu? Do đó sẽ xảy ra các trường hợp như sau: nếu tỷ lệ thương tật của Đạt là dưới 11% thì hành vi của nhóm em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 133 và mức hình phạt tù mà em bạn phải gánh chịu là từ 3 năm đến 10 năm tù; nếu tỷ lệ thương tật của Đạt là 11% đến 30% thì mức hình phạt tù của em bạn là từ 7 năm đến 15 năm; nếu tỷ lệ thương tật của Đạt là 31% đến 60% thì mức hình phạt của em bạn là từ 12 năm đến 20 năm; nếu tỷ lệ thương tật của Đạt là trên 61% thì mức hình phạt tù của em trai bạn là đến 20 năm tù giam, chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, mức hình phạt cụ thể của em trai bạn còn phụ thuộc vào một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 46 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
2. Khi quyết định hình phạt,
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Nếu hành vi của em bạn thỏa mãn các trường hợp trên thì có thể được xem xét để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay cụ thể là hình phạt thực tế đối với em bạn.
3. Cướp tài sản nhưng bị hại đã rút đơn thì có bị đi tù không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em tôi đi làm thuê nhưng người ta không trả tiền. Một thời gian sau người đó đi qua làng, tình cờ em tôi nhìn thấy và đã gọi thêm mấy người bạn chặn lại để đòi nợ. Em tôi và mấy người bạn có đấm đá mấy quả (nhưng không gây thương tích gì) và yêu cầu người đó trả tiền. Người đó đã điện cho người nhà mang tiền đến trả (số tiền là 14 triệu đồng). Sau vụ việc người đó về nhà làm đơn tố cáo ra công an huyện và công an đã bắt tạm giam em tôi và mấy người bạn đồng thời truy tố về tội đánh người cướp tài sản theo Khoản 2 Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015”. Gia đình tôi đã đến nhà người bị hại nói chuyện và xin bồi thường, khắc phục hậu quả. Người bị hại cũng đã rút lại đơn tố cáo. Xin hỏi luật sư vụ án của em tôi có được đình chỉ không? Hay sẽ được giải quyết thế nào? Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cướp tài sản như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Các yếu tố cấu thành Tội cướp tài sản theo quy định “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
– Về hành vi khách quan:
+ Hành vi dung vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm làm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này nhằm làm tê liệt sự chống cự của người này nhằm chống lại việc chiếm đoạt.
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt.
+ Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: Đây là dạng hành vi không phải dùng vũ lực cũng không phải đe dọa dùng vũ lực nhưng có khả năng làm cho người người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
– Chủ quan: Mặt chủ quan của tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, vì mục đích vụ lợi.
– Khách thể: xâm phạm đến quan hệ nhân thân và xâm phạm trực tiếp quan hệ sở hữu tài sản đã được pháp luật bảo vệ.
– Chủ thể của tội phạm: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn: em bạn và một nhóm người có hành vi chặn người, có đấm đá để đòi người đó trả tiền nợ, người đó gọi điện cho người nhà mang tiền đến trả. Hành vi trên được xác định là hành vi dung vũ lực đối với người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản của người đó. Hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015”.
Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau: “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”
Theo quy định trên, tội cướp tài sản không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại do đó mặc dù gia đình bạn đã bồi thường, người bị hại đã rút đơn tố cáo thì em bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản. Việc gia đình bạn đã nhanh chóng bồi thường, người bị hại rút đơn tố cáo thì đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho em của bạn.
4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Em có thiếu nợ 3 triệu. Lãi suất cao, không có giấy tờ vay mượn chỉ vay qua miệng. Em có đóng lời được mấy tháng nhưng hiện tại em chưa có khả năng trả. Em có nhắn tin cho chủ nợ đi làm xa kiếm tiền sẽ gửi về trả nhưng trong thời gian em đi làm thì chủ nợ có tới tìm vợ em để đòi tiền. Nhưng vợ em không có tiền để đưa, sau đó chủ nợ có dẫn theo một người thanh niên đi cùng canh lúc vợ em đi làm về thì chủ nợ chặn đầu xe trước công ty (chổ đông người) để cho người thanh niên kia đẩy vợ em xuống xe rồi lấy xe chạy đi mất. Luật sư cho em biết trường hợp vậy em phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cướp tài sản như sau:
“Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.
Cấu thành tội cướp tài sản như sau:
– Chủ thể: Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).
– Khách thể: xâm phạm mối quan hệ nhân thân và sở hữu.
– Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý trực tiếp
– Mặt khách quan:
+ Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.
+ Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).
Lưu ý: Đe dọa dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe dọa, vừa sử dụng vũ lực với người bị hại thì vẫn bị coi là dùng vũ lực.
– Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: Là hành vi không dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (như đánh thuốc mê người bị hại, khiến người bị hại không thể chống cự được và sau đó cướp tài sản).
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi phạm tội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên.
Theo như bạn trình bày, chủ nợ có dẫn theo một người thanh niên đi cùng canh lúc vợ bạn đi làm về thì chủ nợ chặn đầu xe trước công ty để cho người thanh niên kia đẩy vợ bạn xuống xe rồi lấy xe chạy đi. Như vậy, người thanh niên có hành vi dùng vũ lực đối với vợ bạn để lấy xe đi, thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản theo quy định trên, người chủ nợ cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản với vai trò là người đồng phạm.
Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, vợ bạn nên là đơn tố cáo tới
5. Cướp tài sản của người khác 33 triệu truy cứu như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh (chị) em muốn đặt câu hỏi như sau: Cách đây nửa tháng anh hai của bạn em cùng với một người bạn đã đánh đập và cướp của người bị hại là 33.000.000 VNĐ, sau đó anh ta đem cho bạn em 2.000.000 VNĐ. Vậy cho em hỏi anh hai của bạn em và bạn em sẽ bị kết tội như thế nào? Em cảm ơn rất nhiều. Rất mong có phản hồi sớm bên phía luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau:
“Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiệnhoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Theo thông tin mà bạn trình bày, anh hai bạn của bạn cùng với một người bạn của anh ấy đánh đập và cướp của người bị hại 33.000.000 VNĐ, sau đó anh ta đem cho bạn của bạn 2.000.000 VNĐ. Như vậy theo quy định của pháp luật cụ thể tại Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” thì người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản và phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Đối với trường bạn của bạn thì sẽ chia ra làm hai trường hợp:
Trường hợp 1: Bạn của bạn biết số tiền đó là do anh hai phạm tội mà có thì bạn của em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm. Theo Điều 22 “Bộ luật hình sự 2015” quy định người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của “Bộ luật hình sự 2015”. Đối với trường người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của “Bộ luật hình sự 2015”.
Trường hợp 2: Nếu trường hợp bạn của bạn không biết số tiền mà anh hai đưa cho là do phạm tội mà có thì bạn của sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (trừ trường hợp pháp luật bắt buộc phải biết).
6. Tố cáo hành vi cưỡng dâm và cướp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi luật sư Sự việc như sau. Vào ngày 24/04/1018. Vợ tôi đi đám giỗ bị người ở đám chuốt rượu cho say rồi cử người đưa về, trên đường về đến đoạn đường vắng đối tượng lôi vợ tôi vào bụi rậm thực hiện hành vi cưỡng dâm. Đối tượng lột hết quần vợ tôi. Cùng lúc đó có người đi ngang thấy xe của tôi có vết máu nên gọi điện cho tôi, tôi nói vợ tôi đi đám, nên người ta đi tìm xung quanh, lúc này đối tượng thấy bị lộ nên bỏ chạy và lấy luôn điện thoại vợ tôi để lại áo dép và hột quẹt. Như vậy có cấu thành tội cưỡng dâm và cướp tài sản hay không, xin nhờ luật sư hướng dẫn cho tôi được biết. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đối tượng muốn giao cấu hay quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của vợ bạn, tuy nhiên mới chỉ kịp lột quần áo của vợ bạn mà chưa kịp thực hiện hành vi này do có người đi ngang qua phát hiện. Đối tượng này đã cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn bị phát hiện nên bỏ trốn nên đối tượng phạm tội chưa đạt căn cứ theo quy định tại Điều 15
“Điều 15. Phạm tội chưa đạt.
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”
Bản chất của phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng vì nguyên nhân khác ngoài ý muốn nên mới không thực hiện được đến cùng và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tội cưỡng dâm được quy định tại Điều 143
“Điều 143. Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
…”
Theo đó, nếu đối tượng dùng mọi thủ đoạn khiến vợ bạn hiện đang là người phải lệ thuộc hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hay miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm. Mối quan hệ lệ thuộc sẽ được hiểu là lệ thuộc về vật chất như người được nuôi dưỡng, trợ cấp kinh tế, lệ thuộc về xã hội như giữa thầy trò, giữa thủ trưởng với nhân viên dưới quyền, lệ thuộc về tín ngưỡng như giữa các tín đồ với các chức sắc tôn giáo,…Những mối quan hệ này đều thể hiện việc người bị hại lệ thuộc vào kẻ phạm tội. Những người trong tình trạng quẫn bách như đang gặp khó khăn về kinh tế,… phải miễn cưỡng giao cấu với đối tượng này. Tuy nhiên, vợ của bạn bị chuốc say mà không phải thuộc trường hợp bị lệ thuộc hay trong tình trạng quẫn bách miễn cưỡng phải giao cấu với đối tượng mà vợ bạn lúc đó cũng không thể chống cự được do không nhận thức được nên hành vi của đối tượng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về phạm tội chưa đạt tội cưỡng dâm.
Tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bởi Luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2017 quy định:
“Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Do đó, đối tượng này đã lợi dùng tình trạng không thể tự vệ được của vợ bạn khi vợ bạn đang trong tình trạng bị say rượu muốn giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của vợ bạn nên sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự năm 2015:
“Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”
Theo đó, đối với tội hiếp dâm thì mức hình phạt của đối tượng này phải chịu sẽ không quá 18 tháng đến 5 năm 3 tháng.
Ngoài hành vi nêu trên, đối tượng còn lấy điện thoại của vợ bạn khi bỏ chạy, do đó, đối tượng còn phạm tội xâm phạm sở hữu.Tuy nhiên, nếu mục đích ban đầu là chuốc rượu say để hiếp dâm vợ của bạn và lấy tài sản thì đối tượng sẽ phạm tội cướp tài sản; nếu đối tượng sau khi bị phát hiện mới nảy sinh ý định này thì sẽ phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tại Điều 168, 172 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 168. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Luật sư
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Theo đó, hành vi chuốc rượu say cho vợ của bạn với mục đích chiếm đoạt chiếc điện thoại, tức là đã có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự nên sẽ bị xử phạt từ 3 đến 10 năm tù đối với tội cướp tài sản. Còn trường hợp sau khi hiếp dâm chưa đạt thì đối tượng mới nảy sinh ý định lấy chiếc điện thoại và giá trị của chiếc điện thoại phải từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 172 thì đối tượng sẽ bị xử phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Khi đó, đối tượng đã công khai lấy điện thoại trước sự chứng kiến của vợ bạn và không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay các thủ đoạn khác mà vợ bạn dù biết bị lấy điện thoại nhưng không thể làm gì được.