Vai trò của tổ chức Công đoàn trong mối quan hệ giữa người lao động vào người sử dụng lao động. Thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Vai trò của tổ chức Công đoàn trong mối quan hệ giữa người lao động vào người sử dụng lao động. Thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Luật Công đoàn 2012 quy định vai trò của công đoàn cơ sở trong việc đại diện, bảo vệ người lao động, cụ thể như sau:
“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng,
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thực tế hiện nay tổ chức Công đoàn chưa thực sự làm chủ, đặc biệt là công đoàn cấp cơ sở. Tiếng nói của Công đoàn còn quá nhẹ và mờ nhạt, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động còn kém hiệu quả. Mặc dù pháp luật trao quyền của Công đoàn rất rộng, lĩnh vực nào liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động đều có sự tham gia của Công đoàn. Pháp luật quy định cho Công đoàn có quyền được thương lượng, thảo luận, tham khảo ý kiến, quyền được trao đổi nhất trí nhưng chưa có những quy định để đảm bảo cho Công đoàn có quyền quyết định cụ thể. Trong khi đó, quyền quyết định lại nằm trong tay người sử dụng lao động.
Vì vậy, trên thực tế người sử dụng lao động khi quyết định một vấn đề nào đó trong doanh nghiệp tuy có trao đổi, thương lượng, thỏa thuận, tham khảo ý kiến của công đoàn nhưng đó chỉ là hình thức chiếu lệ cho đúng với quy định pháp luật. Công đoàn dù không đồng ý với quyết định cảu người sử dụng lao động vẫn có quyền ra quyết định cuối cùng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn
– Có bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại